Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu nuôi cấy mô sẹo có khả năng sinh phôi và mô phôi soma sâm Ngọc Linh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về tạo và nuôi nhân mô sẹo có khả năng sinh phôi soma từ mô sẹo lá trong môi trường lỏng; tạo mô phôi soma từ mô sẹo có khả năng sinh phôi, sự phát sinh hình thái chồi/rễ của mô phôi soma trong nuôi cấy và nuôi nhân phôi soma Sâm ngọc linh trong môi trường lỏng. | TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 145-157 NGHIÊN CỨU NUÔI CẤY MÔ SẸO CÓ KHẢ NĂNG SINH PHÔI VÀ MÔ PHÔI SOMA SÂM NGỌC LINH (PANAX VIETNAMENSIS HA ET GRUSHV.) Mai Trường1, Trần Thị Ngọc Hà1, Phan Tường Lộc1, Lê Tấn Đức1, Trần Trọng Tuấn1, Đỗ Đăng Giáp1, Bùi Đình Thạch1, Phạm Đức Trí1, Nguyễn Đức Minh Hùng1, Nguyễn Thị Thanh1, Nguyễn Văn Kết2, Trần Công Luận3, Nguyễn Hữu Hổ1* 1 Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *nguyenhuuho@itb.ac.vn 2 Trường Đại học Đà Lạt 3 Trung tâm Sâm và Dược liệu tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT: Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về tạo và nuôi nhân mô sẹo có khả năng sinh phôi soma từ mô sẹo lá trong môi trường lỏng; tạo mô phôi soma từ mô sẹo có khả năng sinh phôi, sự phát sinh hình thái chồi/rễ của mô phôi soma trong nuôi cấy và nuôi nhân phôi soma Sâm ngọc linh trong môi trường lỏng. Mục đích của nghiên cứu là tạo kết quả tiền đề cho nghiên cứu nhân sinh khối quy mô lớn hai loại mô có khả năng sản sinh hàm lượng hợp chất thứ cấp cao do chúng đã mang ít nhiều trạng thái biệt hóa. Mảnh lá (0,5 x 0,5 cm) được nuôi cấy trên môi trường tạo mô sẹo MS có 2 mg/l 2,4-D. Mô sẹo được cấy chuyển sang môi trường MS + 1 mg/l 2,4-D + 1 mg/l NAA + 0,2 mg/l kinetin + 10% nước dừa để tạo mô sẹo có khả năng sinh phôi và môi trường MS½ + 0,2 mg/l 2,4-D + 10% nước dừa để tạo mô phôi. Mô sẹo có khả năng sinh phôi tăng nhanh sinh khối qua nuôi cấy trong môi trường lỏng MS + 0,5 mg/l 2,4-D + 0,5 mg/l NAA. Mô phôi có khả năng tăng sinh nhanh trong môi trường lỏng MS½ + 0,2 mg/l NAA + 0,2 mg/l BA. Tùy môi trường nuôi cấy ban đầu và ở các giai đoạn tiếp theo, mô phôi phát triển theo hướng tạo chồi hoặc rễ tạo quần thể chồi hoặc rễ. Các loại mô nói trên hiện đang được nghiên cứu nuôi lắc nhân sinh khối trong bình tam giác dung tích lớn và bioreactor. Từ khóa: Panax vietnamensis, huyền phù tế bào, mô phôi soma, mô sẹo có khả năng sinh phôi. MỞ ĐẦU Ngoài hiện tượng phát sinh phôi soma (somatic embryogenesis) trực tiếp (không qua giai đoạn mô sẹo), .