Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thành phần hóa học trong tinh dầu từ thân của loài ngũ vị tử vảy chồi thu tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài báo này là công bố đầu tiên về thành phần hóa học của tinh dầu trong thân loài Ngũ vị tử vảy chồi (Schisandra perulata Gagnap.) ở Việt Nam. nội dung chi tiết. | TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(4): 435-438 THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG TINH DẦU TỪ THÂN CỦA LOÀI NGŨ VỊ TỬ VẨY CHỒI (Schisandra perulata Gagnap.) THU TẠI HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI Bùi Văn Thanh1*, Lưu Đàm Ngọc Anh1, Nguyễn Thị Vân Anh1, Bùi Văn Hướng1, Nguyễn Thị Hải2 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *thanhbv2001@gmail.com 2 Trường Đại học Tân Trào, Tuyên Quang TÓM TẮT: Tinh dầu từ thân của loài Ngũ vị tử vảy chồi (Schisandra perulata Gagnap.) thu ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là dung dịch đồng nhất, có màu vàng nhạt, hàm lượng đạt 0,31% (theo nguyên liệu khô tuyệt đối). Bằng phương pháp sắc ký khí-khối phổ (GC/MS) đã tách và xác định được 45 hợp chất, chiếm 95, 21% tổng hàm lượng tinh dầu. Các thành phần có tỷ lệ lớn trong tinh dầu từ thân loài Ngũ vị tử vảy chồi là zingiberene (chiếm 14,77%), cadinene (12,21%), santalene (9,60%), muurolol (8,20%), cadinene (6,49%), curcumene (5,07%), cubenol (4,28%) và copaene (4,02%). Từ khóa: Schisandra perulata, ngũ vị tử vảy chồi, tinh dầu, Lào Cai. MỞ ĐẦU Theo Saunders (2000) [6], chi Ngũ vị tử (Schisandra) trên thế giới có 23 loài, theo Nguyễn Tiến Bân và nnk. (2003) [2], chi Ngũ vị tử ở Việt Nam có 5 loài, thường phân bố ở các vùng núi cao phía Bắc như Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Phong Thổ, Bình Lư), Hòa Bình (Mai Châu), loài Ngũ vị tử vảy chồi (Schisandra perulata Gagnap.) mới chỉ được ghi nhận ở Việt Nam (Sa Pa) và Thái Lan. Theo Võ Văn Chi (2012) [4] và Đỗ Tất Lợi (2000) [5], các loài trong chi Ngũ vị tử được dùng làm thuốc chữa các bệnh như Hen suyễn, ho lâu ngày, ra mồ hôi trộm, di tinh, ỉa chảy kéo dài, thanh nhiệt, giải độc, lợi sữa. Các bộ phận của cây như rễ, thân, lá và quả đều có tinh dầu. Đồng bào các dân tộc tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sử dụng loài Ngũ vị tử vảy chồi để chăm sóc sức khỏe như đồng bào Dao (Cầm trinh sài) lấy thân, lá làm thuốc tắm; đồng bào H’mông (Chí răng rồ) lấy thân ngâm rượu làm thuốc bổ gân cốt; đồng bào Hà Nhì (Mò xù xùy) dùng thân và rễ đun nước

TÀI LIỆU LIÊN QUAN