Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng nước thải sau chưng cất cồn để sản xuất chế phẩm BIO-HR dùng trong chăn nuôi

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục đích nghiên cứu của bài viết này là tận dụng nước thải sau chưng cất cồn của nhà máy rượu Bình Tây làm môi trường nuôi cấy hỗn hợp VSV có ích, tạo chế phẩm sinh học giá rẻ dùng trong chăn nuôi. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 132-136 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NƯỚC THẢI SAU CHƯNG CẤT CỒN ĐỂ SẢN SUẤT CHẾ PHẨM BIO-HR DÙNG TRONG CHĂN NUÔI Võ Thị Hạnh1*, Lê Thị Bích Phượng1, Trần Thạnh Phong1, Lê Tấn Hưng1, Trương Thị Hồng Vân1, Lê Thị Hương1, Tô Thanh Hằng2 (1) Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)hanhthunhan@gmail.com (2) Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT: Nước thải sau chưng cất cồn (NTSCCC) của nhà máy rượu Bình Tây được sử dụng làm môi trường nuôi cấy giống hỗn hợp vi sinh vật (VSV) có ích tạo chế phẩm sinh học BIO-HR. Chế phẩm BIOHR chứa mật độ tế bào Bacillus sp. ≥ 107 CFU/ml, Lactobacillus sp. ≥ 107 CFU/ml, Saccharomyces sp. ≥ 106 CFU/ml, pH 4-5, không chứa Coliforms, có mùi thơm và vị chua và bảo quản được trong thời gian trên một tháng. Hiệu quả sử dụng của chế phẩm BIO-HR (2,5 ml Bio-HR/lít nước) cho gà Lương Phượng 3 tuần tuổi uống, sau 8 tuần nuôi, tăng trọng bình quân (kg/con) cao hơn lô đối chứng 30%; hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp hơn lô đối chứng 16%. Vì vậy, các nhà máy sản xuất cồn thay vì tốn chi phí để xứ lý toàn bộ nước thải, có thể tận dụng NTSCCC để sản xuất chế phẩm sinh học giàu VSV có ích, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng lợi nhuận cho nhà máy; giúp người chăn nuôi mua được chế phẩm sinh học giá rẻ và hiệu quả sử dụng cao. Từ khóa: Bacillus, Coliforms, Lactobacillus, Saccharomyces, chăn nuôi, vi sinh vật có ích. MỞ ĐẦU Tính trung bình, lượng nước thải của các nhà máy sản xuất ethanol gấp 10 lần thể tích ethanol thành phẩm. Tùy thuộc vào loại nguyên liệu và qui mô sản xuất ethanol mà các nhà máy lựa chọn các phương pháp tái sử dụng và xử lý khác nhau. Nước thải chưng chất cồn từ nguyên liệu tinh bột (bắp, lúa miến, lúa mạch, lúa mì, khoai tây.) có giá trị dinh dưỡng cao, gồm tế bào nấm men tự phân giải, giàu các vitamin nhóm B, protein thô (1-4%, dựa trên chất khô), chất xơ, các axít amin và các chất khoáng [4]. Ở Hoa Kỳ, ethanol được sản xuất từ tinh bột ngô, trung bình 25,4 kg bột .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN