tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp keo tụ kết hợp oxy hóa H2O2 sử dụng hoạt hóa tia UV thử nghiệm trên mô hình pilot phòng thí nghiệm

Báo cáo nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp keo tụ kết hợp oxy hóa H2O2 sử dụng hoạt hóa tia UV thử nghiệm trên mô hình pilot phòng thí nghiệm nhằm nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phƣơng pháp keo tụ kết hợp với AOPs (sử dụng UV/H2O2), xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải dệt nhuộm bằng phương pháp keo tụ kết hợp AOPs với quy mô phòng thí nghiệm, ứng dụng kết quả nghiên cứu để vận hành mô hình hệ thống xử lý nước thải. | Báo cáo nghiên cứu khoa học Bộ môn Môi trường - ĐHDLHP MỞ ĐẦU Những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Việt Nam đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Sự hoạt động của hơn nhà máy và hơn bãi rác thải đô thị của Việt Nam hàng ngày thải ra môi trường một lượng nước thải rất lớn. Trong đó ngành công nghiệp dệt may cũng có tác động tiêu cực đến môi trường nhất là nước thải ở các công đoạn nấu tẩy và nhuộm. Đặc biệt nước thải công đoạn nhuộm còn chứa các chất hữu cơ khó phân hủy và các nhóm phức mang màu có cấu trúc bền vững. Vì vậy dư lượng của chúng trong nước thải gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường ảnh hưởng đến động thực vật thủy sinh và là tác nhân gây ung thư cho người và động vật. Trước sức ép về môi trường ngày càng lớn các cơ sản xuất dệt nhuộm sản xuất sơn . không những phải sản xuất phù hợp với những tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã ban hành mà còn phải phấn đấu đạt tiêu chuẩn về quản lý chất lượng môi trường ISO 14000 để đảm bảo xuất khẩu và cạnh tranh trên thương trường quốc tế đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã ra nhập WTO. Vì vậy vấn đề xử lý nước thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang rất được quan tâm. Để xử lý nước thải người ta đã áp dụng các kỹ thuật xử lý khác nhau như quá trình sinh học hiếu khí và yếm khí quá trình hóa lý keo tụ đông tụ lắng lọc . Tuy nhiên khi áp dụng các công nghệ hoặc kết hợp chúng với nhau thường không có hiệu quả cao nước thải sau xử lý không đảm bảo tiêu chuẩn thải. Một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình xử lý là sự có mặt của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong nước thải. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng tại Việt Nam. Giải pháp được mong đợi trong tương lai khoảng 20 - 30 năm nữa là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy sẽ cấm được sử dụng trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên giải pháp trước mắt trong vòng 10 - 15 năm nữa là chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy phải được loại

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.