Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng trồng thuần loài trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) ven biển xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu phục vụ quản lý nhà nước về giảm phát thải khí nhà kính, cung cấp cơ sở khoa học và các thông tin cho việc đàm phán quốc tế trong các chương trình thực hiện cắt giảm khí nhà kính như REDD, REDD+ tại các dải ven biển Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 3 (2017) 14-25 Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng trồng thuần loài trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) ven biển xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Thị Hồng Hạnh*, Đàm Trọng Đức Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 41A Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 28 tháng 7 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 8 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 19 tháng 9 năm 2017 Tóm tắt: Để đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn trồng ven biển phục vụ quản lý nhà nước về giảm phát thải khí nhà kính, cung cấp cơ sở khoa học và thông tin cho việc đàm phán quốc tế trong các chương trình thực hiện cắt giảm khí nhà kính như REDD, REDD+, chúng tôi đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng trồng thuần loài trang (K. obovata) 18, 17, 16 tuổi ven biển xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa thông qua 3 bể chứa cacbon của rừng: (1) Bể chứa cacbon trong thực vật ở trên mặt đất; (2) Bể chứa cacbon trong thực vật ở dưới mặt đất; (3) Bể chứa cacbon trong đất, dưới dạng cacbon hữu cơ theo hướng dẫn của IPCC (2006). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng tích lũy cacbon của rừng tương ứng với lượng CO2 tăng theo tuổi rừng. Hiệu quả tích lũy cacbon hàng năm của rừng 18 tuổi đạt 19,18 tấn/ha/năm (tương ứng với lượng CO2 là 70,39 tấn/ha/năm); kế đến là rừng 17 tuổi đạt 14,76 tấn/ha/năm (tương ứng với lượng CO2 là 54,17 tấn/ha/năm); thấp nhất là rừng 16 tuổi với 14,64 tấn/ha/năm (tương ứng với lượng CO2 là 53,73 tấn/ha/năm). Khả năng tích lũy cacbon trong rừng cao là cơ sở khoa học để xây dựng và thực hiện các dự án trồng rừng ngập mặn, kết hợp với bảo tồn, quản lý bền vững và tăng cường trữ lượng cacbon rừng trồng ở các dải ven biển Việt Nam. Từ khóa: Cacbon tích lũy, Kandelia obovata, khí nhà kính, rừng ngập mặn, REDD+. 1. Đặt vấn đề Nhận thấy tầm quan trọng của rừng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, Hội đồng liên chính phủ về biến đối khí hậu (IPCC) đã đưa ra .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN