Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giống xén tóc thường Chlorophorus chevrolat, 1863 (cerambycinae, cerambycidae) và 6 loài ghi nhận mới ở Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Dựa vào bộ mẫu đã được thu thập nhiều năm, hiện lưu giữ tại phòng Hệ thống học côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, bài viết ghi nhận bổ sung một số loài thuộc giống Xén tóc thường đồng thời đưa ra danh sách đầy đủ các loài Chlorophorus ghi nhận được ở Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 GIỐNG XÉN TÓC THƯỜNG Chlorophorus Chevrolat, 1863 (CERAMBYCINAE, CERAMBYCIDAE) VÀ 6 LOÀI GHI NHẬN MỚI Ở VIỆT NAM CAO THỊ QUỲNH NGA, KHUẤT ĐĂNG LONG, TẠ HUY THỊNH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Giống Xén tóc thường Chlorophorus thuộc tộc Clytini, họ Xén tóc Cerambycidae, bộ Cánh cứng Coleoptera với trên 200 loài đã được ghi nhận trên toàn thế giới. Các loài thuộc giống này có cơ thể thuôn dài, kích thước nhỏ, thường dao động trong khoảng 6-15 mm và phân bố rộng, chủ yếu ở vùng Cổ Bắc, Châu Phi và Đông Phương [2]. Ở Việt Nam, các loài thuộc giống Xén tóc thường đã được đề cập đến trong một số công trình như: Kết quả điều tra côn trùng (1967-1968) của Viện Bảo vệ thực vật (1976) ghi nhận 3 loài [5]; Kết quả điều tra cơ bản côn trùng miền Bắc Việt Nam (1960-1970) của Mai Quí và nnk (1981) ghi nhận 1 loài [4]. Kết quả điều tra côn trùng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 2008-2009 và giai đoạn 2011-2012) ghi nhận 7 loài [6, 7]. Cao Thị Quỳnh Nga và nnk (2014) đã thống kê được 14 loài [1]. Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, giống Chlorophorus ở Việt Nam đã ghi nhận được 16 loài. Dựa vào bộ mẫu đã được thu thập nhiều năm, hiện lưu giữ tại phòng Hệ thống học côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, chúng tôi ghi nhận bổ sung một số loài thuộc giống Xén tóc thường đồng thời đưa ra danh sách đầy đủ các loài Chlorophorus ghi nhận được ở Việt Nam. I. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật mẫu được thu thập ở các tỉnh thành trong cả nước, hiện đang được lưu giữ và bảo quản tại Phòng Hệ thống học Côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hệ thống phân loại được sử dụng dựa trên quan điểm của Gressitt và Rondon (1970) [3]. Danh sách các loài Xén tóc thường ở Việt Nam được xây dựng bao gồm: tên sử dụng, tên gốc, vật mẫu nghiên cứu, phân bố trong nước và phân bố thế giới. Một số loài mới cho khoa học đã được mô tả từ mẫu vật Việt