Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu sơ bộ về thành phần loài và phân bố của nhện (arachnida: araneae) tại Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết trình bày kết quả tiến hành các nghiên cứu nhằm xác định thành phần loài nhện và sự phân bố của chúng tại các sinh cảnh khác nhau ở VQG Tam Đảo. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA NHỆN (ARACHNIDA: ARANEAE) TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC PHÙNG THỊ HỒNG LƢỠNG Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam NGUYỄN THỊ THU BÍCH Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Bộ nhện (Araneae) thuộc lớp hình nhện Arachnida, ngành động vật chân khớp Arthropoda. Với 44.906 loài thuộc 3935 giống của 114 họ đƣợc ghi nhận trên thế giới, bộ nhện là bộ chiếm ƣu thế cả về số loài và số lƣợng cá thể trong lớp hình nhện (Platnick, 2014) [5]. Nhện đƣợc coi nhƣ sinh vật chỉ thị tốt để so sánh đặc điểm sinh thái của các khu hệ có điều kiện môi trƣờng khác nhau và đánh giá ảnh hƣởng của môi trƣờng lên các hệ sinh thái. Khu hệ nhện ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc. Phạm Đình Sắc (2015) đã thống kê đƣợc 491 loài thuộc 43 họ nhện ở Việt Nam [6]. Tại Vƣờn Quốc gia (VQG) Tam Đảo đã có một số công trình nghiên cứu về nhện nhƣ: Zabka (1985); Ono (2003); Liu, Li và Pham (2010) [6, 10]. Đặc biệt, loài nhện độc Ornithoctonus huwena (Wang et al., 1993) thuộc họ Theraphosidae đã đƣợc tìm thấy ở VQG này (Phạm Đình Sắc và Vũ Quang Côn, 2005) [7]. Ono và cs (2012) đã ghi nhận đƣợc 22 loài nhện thuộc 10 giống 6 họ VQG Tam Đảo [4]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về nhện ở Việt Nam nói chung, ở VQG Tam Đảo nói riêng còn rất tản mạn, chƣa tập trung. Do đó, chúng tôi đã tiến hành các nghiên cứu nhằm xác định thành phần loài nhện và sự phân bố của chúng tại các sinh cảnh khác nhau ở VQG Tam Đảo. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu nhện vào đợt tháng 5 và tháng 6 năm 2013 tại 4 sinh cảnh khác nhau ở VQG Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc: Rừng tự nhiên ít bị tác động (RTN), rừng tự nhiên bị tác động (RTNBTĐ), rừng trồng (RT) và trảng cỏ cây bụi (TCCB). Nhện đƣợc thu bằng các phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp bắt trực tiếp bằng tay: sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nhƣ panh mềm, panh cứng,