Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Xác suất thống kê: Bài 10 - Kiểm định giả thuyết

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài giảng Xác suất thống kê: Bài 10 - Kiểm định giả thuyết nêu lên các khái niệm chung, kiểm định giả thuyết về một kỳ vọng, kiểm định giả thuyết về hai kỳ vọng. Bài viết phục vụ cho các bạn chuyên ngành Toán học và những ngành có liên quan. | Slide Bài giảng Toán V XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ (Buổi 11) Chương VII KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT Các khái niệm chung Kiểm định giả thuyết về một kỳ vọng Kiểm định giả thuyết về hai kỳ vọng I. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG Giả thuyết thống kê Định nghĩa: Giả thuyết thống kê (gọi tắt là giả thuyết) là khẳng định hoặc phỏng đoán về một giá trị xác định của tham số hoặc phân phối của một hoặc nhiều tổng thể. Ví dụ 7.1 Giả sử X là chiều cao của người trưởng thành ở Việt Nam, Y là chiều cao của người trưởng thành ở Thái Lan. Mỗi khẳng định sau đây đều là một giả thuyết thống kê: + E(X) = 1.65; + E(X) = E(Y); + X có phân phối chuẩn với kỳ vọng là 1,6 và phương sai 0,4. Khi bác bỏ giả thuyết, tức là ta chấp nhận một khẳng định trái với giả thuyết, khẳng định đó gọi là đối thuyết. Giả thuyết được ký hiệu H0, đối thuyết được ký hiệu H1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG Kiểm định một phía và kiểm định hai phía CÁC KHÁI NIỆM CHUNG Chỉ tiêu kiểm định là một thống kê. Nhận xét:Từ một mẫu cụ thể, ta sẽ tính được giá trị của chỉ tiêu kiểm định Tập giá trị của chỉ tiêu kiểm định được chia thành hai phần. Nếu giá trị cụ thể của chỉ tiêu kiểm định thu được từ mẫu cụ thể rơi vào phần một và từ đó ta chấp nhận giả thuyết thì phần đó được gọi là miền chấp nhận giả thuyết phần còn lại được gọi là miền bác bỏ giả thuyết, con số nằm giữa miền chấp nhận và bác bỏ được gọi là giá trị tới hạn. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG Hai loại sai lầm và mức ý nghĩa Định nghĩa: Bác bỏ giả thuyết trong khi giả thuyết đúng được gọi là sai lầm loại I. Chấp nhận giả thuyết trong khi giả thuyết sai được gọi là sai lầm loại II. Xác suất mắc sai lầm loại I được ký hiệu là α và gọi là mức ý .