Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết phân tích tình hình đào tạo TMĐT ở các nước và VN, và đề xuất tổ chức giảng dạy và cải tiến giáo trình và phương pháp thực hành để phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử tại Việt Nam. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam N ThS. Tạ Minh Châu hu cầu về nguồn nhân lực thương mại điện tử (TMĐT ) có trình độ chuyên môn sâu được đào tạo ở cấp đại học và sau đại học đang lớn dần theo từng bước phát triển, hội nhập với thế giới của nền kinh tế VN. Nhu cầu nầy không chỉ xuất phát từ các doanh nghiệp, tổ chức đang cần cán bộ quản lý TMĐT mà còn xuất từ bản thân các cơ sở đào tạo. Thực hiện tốt việc đào tạo nhân lực TMĐT có chất lượng sẽ hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp, tổ chức, tạo lợi thế cạnh tranh mới khi tham gia vào thương mại nội địa và cả trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết phân tích tình hình đào tạo TMĐT ở các nước và VN, và đề xuất tổ chức giảng dạy và cải tiến giáo trình và phương pháp thực hành để phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử tại VN. Từ khoá: Nguồn nhân lực, thương mại điện tử, lợi thế cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế. 1. Bối cảnh hình thành ngành học TMĐT tại VN Ngay từ đầu thế kỷ 21, thế giới đã chứng kiến sự hình thành và phát triển vũ bão của nền kinh tế số song song với tiến trình toàn cầu hoá kinh tế. Trong thời đại toàn cầu hoá, thông tin là huyết mạch, là nguồn tài nguyên vô tận của doanh nghiệp và của quốc gia. Môi trường kinh doanh toàn cầu ngày càng đi vào cạnh tranh khắc nghiệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được nguồn thông tin kịp thời và chính xác để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. TMĐT mới hình thành ở VN từ năm 2003-2009 (2003 là năm Internet được sử dụng phổ biến ở VN), nhưng đã phát triển khá nhanh (1). Tới năm 2009 nhiều trường đã chủ động triển khai hoạt động đào tạo chính quy thương mại điện tử, sự phát triển của lĩnh vực nầy bị ảnh hưởng đáng kể do có sự chênh lệch lớn giữa khả năng đào tạo về TMĐT của các cơ sở đào tạo với nhu cầu về nguồn nhân lực TMĐT của doanh nghiệp. Về chính sách vĩ mô, Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN