Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Từ địa phương chỉ địa hình trong địa danh Nam Bộ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nam Bộ cũng có đầy đủ địa hình: núi, rừng, cao nguyên, đồng bằng, biển đảo như ở Bắc Bộ. Nhưng phần lớn là nằm trên địa hình đồng bằng với nhiều dòng chảy khác nhau. Thực địa này đã được phản ảnh qua địa danh ở Nam Bộ. | NGÔN NGỮ SỐ 4 2012 TỪ ĐỊA PHƯƠNG CHỈ ĐỊA HÌNH TRONG ĐỊA DANH NAM BỘ PGS.TS LÊ TRUNG HOA 1. Nam Bộ cũng có đầy đủ địa hình: núi, rừng, cao nguyên, đồng bằng, biển đảo như ở Bắc Bộ. Nhưng phần lớn là nằm trên địa hình đồng bằng với nhiều dòng chảy khác nhau. Thực địa này đã được phản ảnh qua địa danh ở Nam Bộ. 2. Địa hình Nam Bộ gồm hai bộ phận chính: địa thế tự nhiên và các dòng chảy. 2.1. Về địa thế: Ở Nam Bộ bên cạnh những từ mang tính toàn dân như: núi (Núi Nhỏ ở Vũng Tàu), gò (Gò Công ở Tiền Giang), mô (Mô Súng ở thành phố Hồ Chí Minh), bàu (Bàu Trai ở Long An), đầm (Đầm Cùng ở Cà Mau), hồ (hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh), hố (Hố Nai ở Đồng Nai), gành (Gành Hào ở Cà Mau), đồng (Đồng Xoài ở Bình Phước), ao (ao Bà Om ở Trà Vinh), hòn (Hòn Đất ở Kiên Giang), cồn (Cồn Ngao ở Bến Tre), láng (Vàm Láng ở Tiền Giang), đìa (Đìa Phật ở Đồng Tháp), cù lao (Cù lao Dung ở Sóc Trăng), hàn (Đá Hàn ở Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh) lại còn có hàng chục từ phương ngữ Nam Bộ chỉ địa hình khác như: Bùng binh là chỗ phình rộng giữa sông rạch, đôi khi có cù lao ở giữa, ghe thuyền có thể quay đầu [3]. Đầu thế kỉ 20, từ bùng binh mới được dùng để chỉ nơi giao lộ trong thành phố, như bùng binh Sài Gòn, bùng binh Ngã Bảy. Bùng binh là rạch ở Quận 10 và Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, từ Bộ tư lệnh thành phố đến rạch Nhiêu Lộc, dài độ 500m. Đầu thế kỉ 21, rạch đã bị lấp, làm thành đường phố, mang tên đường rạch Bùng Binh. Bùng binh cũng là rạch chảy xuyên hương lộ 10, đến phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, dài 5km. Búng là vùng đất thuộc tỉnh Bình Dương. Dòng sông Sài Gòn chảy đến đây tạo thành một chỗ xoáy sâu rất nguy hiểm đối với ghe thuyền. Chỗ đó gọi là búng, sau trở thành tên vùng đất. Búng là “chỗ nước sâu làm ra một vùng” [3]. Bưng gốc Khmer là bâng, nghĩa là “vùng đất sâu và rộng ở giữa đồng”. Bưng Môn là một địa điểm của Thành phố Hồ Chí Minh; Môn là “cây môn nước”. Đường Thét là chợ ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đường thét là “đường rất thẳng”, người xưa .