tailieunhanh - Tách giãn biển Đông và quá trình hình thành phát triển “bể” Phú Khánh: cập nhật từ kết quả nghiên cứu địa chấn 2D
Nội dung bài viết trình bày phương pháp tách giãn biển đông và quá trình hình thành phát triển “bể” Phú Khánh và cập nhật từ kết quả nghiên cứu địa chấn 2D. Mời các bạn tham khảo! | 35(3), 249-257 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2013 TÁCH GIÃN BIỂN ĐÔNG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN “BỂ” PHÚ KHÁNH: CẬP NHẬT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤN 2D HOÀNG VIỆT BÁCH1, NGUYỄN DU HƯNG1, ĐÀO VIẾT CẢNH2, NGUYỄN MINH TÂM2, LÊ TUẤN VIỆT3, TẠ THỊ THU HOÀI2 E-mail: bachhv@ 1 Ban Điều hành Dự án Thăm dò, PVEP 2 Chi nhánh Trung tâm Kỹ thuật, PVEP-ITC 3 Ban Tìm kiếm Thăm dò, PVEP Ngày nhận bài: 10 - 9 - 2013 1. Mở đầu Bể Phú Khánh nằm trên dải thềm lục địa hẹp, kéo dài từ Quy Nhơn đến Khánh Hòa, bao gồm cả trũng sâu Phú Yên và khối nâng Khánh Hòa. Bể được cấu thành từ ba đơn vị kiến trúc chính: móng trước Kainozoi với lớp phủ rift Oligocen-Miocen dưới (E3-N11); lớp phủ Miocen giữa - Miocen trên (N12-N13); lớp phủ Pliocen-Đệ tứ (N2-Q) [10, 12, 13, 15, 18]. Trong nội dung bài viết này, “bể” đới Phú Khánh được thể hiện là một đới kiến tạo với các tổ hợp thạch học được thành tạo trong những bối cảnh địa động lực khác nhau. Các tổ hợp thạch học này phân bố không chỉ trong phạm toàn vi bể mà chúng còn được mở rộng ra các khu vực kế cận như bể Hoàng Sa, khối nâng Tri Tôn, địa hào Quảng Ngãi và có thể đến cả khu vực bể Cửu Long và Nam Côn Sơn (hình 4). Ranh giới của bể không cố định mà luôn thay đổi theo các giai đoạn biến dạng khác nhau: giai đoạn Oligocen - Miocen hạ (E3-N11), trong bể phát triển các địa hào phương ĐB-TN; giai đoạn Miocen trung-thượng (N12-N13), phần tây của bể sụt lún mạnh kiểu kéo toạc (pull-apart) của những đứt gãy phương kinh tuyến. Trong thời gian này, riêng phần phía đông của bể, hoạt động kiến tạo khá bình ổn, chủ yếu là sụt lún nhiệt (hình 5-7). Đến giai đoạn Pliocen-Đệ tứ (N2-Q), hoạt động kiến tạo diễn ra khá phức tạp trong phạm vi toàn bể: phần phía tây là lớp phủ thềm; phần trung tâm là sụt lún nhiệt; phần phía đông là vùng phân dị yếu, có sự tham gia hoạt động của núi lửa trẻ. Để làm sáng tỏ lịch sử hình thành và phát triển của bể, tập thể tác giả xây dựng lại các quá trình phát triển cho từng giai đoạn Oligocen - .
đang nạp các trang xem trước