Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kỷ yếu hội thảo: Nghề thủ công cổ truyền các dân tộc ở Việt Nam diện mạo và những vấn đề đang đặt ra
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kỷ yếu hội thảo Nghề thủ công cổ truyền các dân tộc ở Việt Nam diện mạo và những vấn đề đang đặt ra trình bày nội dung về: Các nghề thủ công cổ truyền ở các dân tộc Việt Nam rất phong phú và đa dạng; Nghề thủ công cổ truyền đóng vai trò quan trọng; Sự phát triển của ngành nghề thủ công; Thủ công ở Việt Nam chưa được kích thích của kinh tế hàng hóa chính; Các nghề thủ công cổ truyền đang mất đi vao trò cần thiết cần phải có trong đời sống hiện tại,. bài viết. | KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA T IỂU B AN : NÔ NG T HÔ N, NÔ NG NG HI Ệ P V I ỆT N AM T RUY Ề N T H Ố NG NGHỀ THỦ CÔNG CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM: DIỆN MẠO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA Lâm Bá Nam * Đối với các dân tộc ở Việt Nam, ngoài nông nghiệp - ngành sản xuất chính, thủ công nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế, trong đời sống và văn hoá tộc người. Không chỉ trong quá khứ mà ngay cả hiện tại, các ngành nghề thủ công cổ truyền vẫn và đang có vị trí to lớn trong hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh nghiên cứu các nghề thủ công cổ truyền được đặt ra như một nhu cầu bức thiết với những yêu cầu mới của thực tiễn hiện nay, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn, nông nghiệp, nông dân - khu vực rộng lớn và tập trung đại bộ phận cư dân, có mức thu nhập và phát triển thấp hiện nay Trong báo cáo này, chúng tôi xin trình bày vài suy nghĩ khái quát về hiện trạng các nghề thủ công cổ truyền và vai trò của nó trong đời sống các dân tộc ở Việt Nam, đồng thời nêu lên một số ý kiến về việc bảo tồn, phát huy các ngành nghề thủ công trong bối cảnh hội nhập và phát triển. 1. Trước hết, cần phải khẳng định rằng, các nghề thủ công cổ truyền ở các dân tộc Việt Nam rất phong phú và đa dạng, dân tộc nào cũng đều có hoặc ít hoặc nhiều các nghề thủ công ở các trình độ và quy mô khác nhau, phản ánh một số nét về đặc điểm địa lý tự nhiên - môi trường, kỹ thuật sản xuất và trong một chừng mực nào đó là tư duy thẩm mỹ, trí thông minh sáng tạo của tộc người trong quá trình thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội. Tựu trung lại, các nghề thủ công cổ truyền đã tạo ra rất nhiều các loại sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày của cư dân, các loại công cụ sản xuất, vật liệu, đồ trang trí mỹ nghệ có giá trị văn hoá và hàng hoá cao, trong khuôn khổ của nền sản xuất tiền .