Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hôn nhân của người Thái: Từ nhận thức đến hành vi ứng xử

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết Hôn nhân của người Thái: Từ nhận thức đến hành vi ứng xử làm rõ một số quan niệm, nhận thức và hành vi ứng xử của người Thái về các vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân. Mời các bạn tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về điều này. | Hôn nhân của người Thái: từ nhận thức đến hành vi ứng xử Lê Hải Đăng* Tóm tắt: Ở Việt Nam, tộc người Thái có phong tục, tập quán phong phú và đa dạng. Hôn nhân của người Thái trong xã hội truyền thống chứa đựng nhiều giá trị văn hóa; gồm nhiều nguyên tắc, nghi thức và nghi lễ độc đáo đánh dấu mốc lớn trong chu kỳ đời người. Các nghi lễ cưới xin hàm chứa nhiều giá trị về đạo đức, tâm lý, tình cảm, hành vi ứng xử xã hội; là dịp để các thành viên trong cộng đồng thắt chặt mối quan hệ họ hàng, láng giềng. Điều đó được minh chứng qua những tục lệ tốt đẹp, mang tính nhân bản. Từ khóa: Người Thái; hôn nhân; nhận thức; ứng xử. 1. Mở đầu Người Thái ở Việt Nam là một trong những tộc người thiểu số có truyền thống văn hóa độc đáo, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc và miền tây tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái tập trung đông nhất ở ba tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An (70,5%) [4]. Trong quá trình phát triển lịch sử, người Thái ở nhiều nơi trên đất nước ta đã hình thành đời sống văn hóa phong phú, tạo ra những sự khác biệt ở các nhóm địa phương. Bài viết này làm rõ một số quan niệm, nhận thức và hành vi ứng xử của người Thái về các vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân. 2. Nhận thức của người Thái về hôn nhân Cũng như các tộc người khác, người Thái quan niệm hôn nhân là quy luật của đời sống xã hội để tái sản xuất sức lao động và nối dõi dòng giống. Ngoài ra, kết hôn còn để sinh con - điểm tựa cho bố mẹ khi về già, và đặc biệt để tăng thêm thế lực cho dòng họ. Bởi quan niệm truyền thống như vậy nên gia đình của họ thường có nhiều con. Hôn nhân ở người Thái dựa trên tình yêu của đôi trai gái, đặc biệt dựa trên sự đồng thuận giữa hai gia đình. Điều này còn vượt lên trên cả sự đồng thuận của đôi nam nữ, bởi đó không chỉ là việc riêng của đôi trẻ mà còn liên quan mật thiết đến cả gia đình, dòng họ, đặc biệt đến chuyện “nối dõi tông đường”, thờ cúng tổ tiên. Như vậy, hôn nhân của người Thái dựa trên tình yêu của đôi lứa, nhưng có sự đồng ý của bố mẹ hai bên gia đình và được đôi