Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên cổ truyền trong phát triển bền vững

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết nêu lên các xu hướng của văn hóa Tây Nguyên, bảo tồn, khôi phục văn hóa truyền thống, kết hợp giữa truyền thống với hiện đại và xu hướng giao lưu và ảnh hưởng, hội nhập và thích ứng văn hóa. | BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TÂY NGUYÊN CỔ TRUYỀN TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỖ HỒNG KỲ* I. Các xu hướng của văn hóa Tây Nguyên Vùng Tây Nguyên trước đây, cũng như hiện nay có những đặc thù riêng biệt. Cho đến trước Cách mạng tháng Tám (1945), thậm chí đến trước năm 1975, ở Tây Nguyên ngoài Đà Lạt, Buôn Ma Thuột và Plei Ku là dân số ở tập trung và khá đông đúc, còn lại, nhìn chung, Tây Nguyên dân cư rất thưa thớt. Dọc theo đường quốc lộ 14 từ Buôn Ma Thuột đến Plei Ku dài 186 km, chỉ có 4 cụm dân cư người Việt sinh sống là Đạt Lý (nay là xã Hòa Thuận, ngoại ô Buôn Ma Thuột, cách Ngã Sáu khoảng 10 km) - Hà Lan (nay là xã Thống Nhất, huyện Krông Buk) - Buôn Hồ (nay là thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk) - Mỹ Thạch (nay là thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Còn đồng bào dân tộc sinh sống xa đường xã hội vận hành theo tập quán pháp, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng theo phong tục cổ truyền. Hiện nay, không gian địa lý và không gian xã hội ở vùng này đã thay đổi về căn bản. Tác động của phát triển kinh tế, mặt trái của cơ chế thị trường, sự gia tăng dân số, cư trú cận cư giữa người Tây Nguyên với người Việt, Tày, Mường, v.v. , ảnh hưởng của tôn giáo, văn hóa ngoại lai đã làm cho Tây Nguyên biến đổi, xáo trộn ghê gớm. Hiện nay, văn hóa Tây Nguyên có các xu hướng sau: 1. Xu hướng biến đổi, mai một* Xu hướng phổ biến của văn hóa các tộc người sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên là mai một, biến đổi . Trong đó, sự mai một, biến đổi diễn ra của các thành tố văn hóa vật thể nhanh hơn, nhiều hơn so với các thành tố văn hóa phi vật thể. * PGS.TS. Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Ngôi nhà truyền thống của người Tây Nguyên đã mai một nhanh chóng, nhiều làng không còn ngôi nhà cổ nào, nhất là ở bộ phận tái định cư, lập nơi ở mới. Ở đây, nhà đồng bào được xây dựng theo kiểu của người Việt. Nhà nước khi thực hiện chương trình xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng khó khăn cũng theo kiểu cách mới. Việc bài trí trong nhà, nhiều dụng cụ gia đình, lối ăn ở, sinh hoạt của đồng