tailieunhanh - Nhân học và bản sắc dân tộc: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa - Lâm Bá Nam

nội dung bài viết "Nhân học và bản sắc dân tộc: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa" để nắm bắt nội dung về nhân học, văn hóa và toàn cầu hóa, nhân học Việt Nam với việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc và một số ví dụ, nhân học và hội nhập bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới,. | Tạp chí Dân tộc học sô 2 - 2011 3 NHĂN HỌC VÀ BAN SÀC DÃN TỘC BAO TÔN VẢ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ TOÀN CẦU HÓA 1. Nhân học văn hóa và toàn cầu hóa Văn hóa theo định nghĩa của nhà nhân học người Anh Tylor là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức tôn giáo tín ngưõng nghệ thuật các giá trị đạo đức luật pháp phong tục và tất cả những năng lực và thói quen mà con người có được vói tư cách là một thành viên của xã hội Tylor 1871 tr. 1 . Cho đến nay mặc dù còn nhiều tranh luận nhưng về cơ bản các nhà nhân học đều thống nhất rằng văn hóa là những truyền thống và lối sống mà một con người có đưọc thông qua quá trình học hỏi và giao tiếp xã hội với tư cách là thành viên của một cộng đồng Harris 1987 tr. 1 Hoebel 2007 . Với nội hàm rộng và ý nghĩa quan trọng như vậy văn hóa đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học khác nhau bao gồm sử học văn học nghệ thuật học xã hội học hay tâm lý học. Trong số đó nhân học có một vị thể đặc biệt vói tư cách là khoa học nghiên cứu so sánh về văn hóa và xã hội Keesing 1981 Harris 1987 Eriksen 1995 một khoa học nghiên cứu toàn diện về con người và xã hội loài ngưòi. Trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa mỗi khoa học đều có những lợi thế đặc thù. Với nhân học lợi thế đó trước hết xuất phát từ đối tượng nghiên cứu và phương pháp luận. LÂM BÁ NAM về đối tượng nghiên cứu với tư cách là khoa học nghiên cứu so sánh về văn hóa và xã hội nhân học tiếp cận văn hóa không phải dưới góc độ một vấn đề đơn lập và khu biệt mà luôn nghiên cứu trong mối quan hệ và tác động qua lại với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Nói cách khác nhân học nghiên cứu văn hóa trong một chỉnh thể phức tạp trong mối liên hệ mật thiết với chính trị kinh tế tôn giáo y tế hay quan hệ thân tộc. Đồng thời nhân học cũng cung cấp cái nhìn liên văn hóa để so sánh những điểm tương đồng và dị biệt giữa các nền văn hóa khác nhau về điều kiện địa lý lịch sử và đặc điểm kinh tế - xã hội Harris 1987 Eriksen 1995 . Điều đó cho phép các nhà nhân học nhận

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.