Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiểu thuyết Miền cháy và Những cuộc giáp mặt sau chiến tranh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhắc đến Nguyễn Minh Châu là nhắc đến một nhà văn tận tâm với nghề, một bản lĩnh dũng cảm và trung thực, một nghệ sĩ nhạy bén với sự tất yếu của tiến trình văn học. Là người mở đường xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ và quyết liệt tự đổi mới trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Tiểu thuyết Miền cháy là tác phẩm đánh dấu bước chuyển mình quan trọng ấy: từ chủ nghĩa hiện thực đậm đà chất lãng mạn cách mạng chuyển sang chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo. | TIỂU THUYẾT MIỀN CHÁY VÀ NHỮNG CUỘC GIÁP MẶT SAU CHIẾN TRANH * NGÔ THU THỦY Nhắc đến Nguyễn Minh Châu là nhắc đến một nhà văn tận tâm với nghề, một bản lĩnh dũng cảm và trung thực, một nghệ sĩ nhạy bén với sự tất yếu của tiến trình văn học. Là người mở đường xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ và quyết liệt tự đổi mới trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Tiểu thuyết Miền cháy là tác phẩm đánh dấu bước chuyển mình quan trọng ấy: từ chủ nghĩa hiện thực đậm đà chất lãng mạn cách mạng chuyển sang chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo. Miền cháy là cuốn tiểu thuyết kể về mảnh đất Quảng Trị sau chiến tranh. Đó là thành phố mới được giải phóng còn ngổn ngang, bề bộn; là làng quê xơ xác, hoang vắng, đầy bom mìn và bệnh dịch Bằng những suy tư chính luận và bút pháp trữ tình, nhà văn đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: “Mảnh đất ngổn ngang sau chiến tranh này như bày ra một câu hỏi: làm sao có một thái độ đúng đối với cái thực tế đất nước hết sức bề bộn và phức tạp này?”. Gấp cuốn sách lại, ấn tượng với người đọc là hàng loạt những cuộc giáp mặt sau chiến tranh: bất ngờ, éo le, bi kịch và đầy thử thách. Đó là những cuộc giáp mặt giữa con người với con người; giữa con người với cuộc sống thời hậu chiến. *** Cốt truyện của Miền cháy xoay quanh câu chuyện: chính trị viên Hiển của Đại đội K1 đã quyết định giữ lại trong đơn vị thằng bé Sinh - con trai tên trung tá biệt động Ngụy - kẻ phản bội với loạt đạn bắn lén đã sát hại bộ đội và ngụy binh, sau trận đánh cuối cùng. Trong số những người hy sinh, có Nghĩa - Đại đội trưởng đại đội K1. Một cách tình cờ, Hiển đã giao đứa bé cho mẹ Êm - mẹ của Nghĩa nuôi dưỡng, chăm sóc. Rất nhiều chuyện xảy ra xung quanh cốt truyện trinh thám ly kỳ và kịch tính ấy. Tác giả đã đặt bốn nhân vật: Hiển, bé Sinh, mẹ Êm và tên sĩ quan Ngụy vào những cuộc giáp mặt đầy thử thách: “Sự giáp mặt nhau sau chiến * ThS. Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên 102 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2011 tranh, một cuộc