tailieunhanh - Hình tượng con người miền núi trong tiểu thuyết của Triều Ân

Qua việc khảo sát 3 tiểu thuyết của Triều Ân là: Nắng vàng bản Dao (1992), Nơi ấy biên thuỳ (1994), Dặm ngàn rong ruổi (2000), người viết đã chỉ ra những hình tượng nhân vật tiêu biểu như: những con người miền núi vượt qua bức tường phong kiến lạc hậu; những con người bị tha hoá đạo đức trong vòng xoáy của cơ chế thị trường và những con người hướng thiện giầu lòng nhân ái. Qua những hình tượng nhân vật sinh động, độc đáo và mang hơi thở cuộc sống của người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, người đọc có thể thấy được cách khám phá con người, nhìn nhận cuộc đời cũng như tâm hồn nhà văn. | Cao Thị Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 39 - 45 HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRIỀU ÂN Cao Thị Hảo*, Dương Trung Tín Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Qua việc khảo sát 3 tiểu thuyết của Triều Ân là: Nắng vàng bản Dao (1992), Nơi ấy biên thuỳ (1994), Dặm ngàn rong ruổi (2000), người viết đã chỉ ra những hình tượng nhân vật tiêu biểu như: những con người miền núi vượt qua bức tường phong kiến lạc hậu; những con người bị tha hoá đạo đức trong vòng xoáy của cơ chế thị trường và những con người hướng thiện giầu lòng nhân ái. Qua những hình tượng nhân vật sinh động, độc đáo và mang hơi thở cuộc sống của người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, người đọc có thể thấy được cách khám phá con người, nhìn nhận cuộc đời cũng như tâm hồn nhà văn. Từ khoá: Tiểu thuyết của Triều Ân, Văn học dân tộc thiểu số Văn học thiểu số miền núi được coi là một mảng văn học đặc sắc. Chính các nhà văn người dân tộc thiểu số đã góp phần quan trọng vào việc khám phá, phát hiện vẻ đẹp chân, thiện, mỹ của đồng bào dân tộc mình. Nói tới thành tựu của dòng văn học này, không thể không nhắc tới Triều Ân – nhà văn dân tộc Tày khá tiêu biểu. Ông xuất hiện trên văn đàn vào khoảng thập niên 60 - 70 của thế kỉ trước với nhiều thành công trên lĩnh vực thơ ca và truyện ngắn. Nhưng có lẽ chỉ khi thử sức với thể loại tiểu thuyết vào khoảng những năm 90, “người đọc mới có dịp nhìn nhận một cách đầy đủ và toàn diện hơn sự nghiệp văn học cùng những đóng góp đáng ghi nhận của nhà văn với văn học các dân tộc ít người” [1] này.* Về nhân vật trong tiểu thuyết của Triều Ân, một số nhà nghiên cứu đã đề cập đến. Bích Thu cho rằng: nhân vật trong tiểu thuyết của Triều Ân luôn phải “nếm trải” những “nhọc nhằn, cay đắng trên những “rặm ngàn rong ruổi” của mình”, trải qua “những thử thách ngặt nghèo để nhân vật tự lựa chọn, ứng xử, qua đó bộc lộ cá tính và nhân cách của mỗi cá nhân” [2]. Nguyễn Văn Long cũng khẳng định sự cố gắng của tác giả trong việc “thâm nhập .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN