Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Công nhân bản địa làm việc tại công ty nước ngoài
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong quá trình đấu tranh của họ, Tổ chức lao động thế giới (ILO) đã đưa ra đề nghị ủng hộ công nhân. Điều này cho thấy sự bất công của quá trình quản lý lao động ở một công ty toàn cầu như Toyota. Bài viết này phân tích sự ứng xử của Công ty Toyota ở Philippin với người lao động trên các khía cạnh: chính sách của Chính phủ Philippin, cách thức quản lý lao động của Công ty và và điều kiện làm việc của công nhân. Trên cơ sở đó, có thể đúc rút các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. | CÔNG NHÂN BẢN ĐỊA LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY NƯỚC NGOÀI (Nghiên cứu trường hợp TOYOTA PHILIPPIN) NGUYỄN THỊ MAI LAN * Công ty ô tô Toyota Philippin (TMP) dù không phải là công ty chiến lược của Toyota ở Đông Nam Á, song công ty này vẫn thu hút được sự chú ý của thế giới vì những vụ tranh chấp lao động. Tháng 3/2001, Ban quản lý của Toyota Philippin sa thải không đúng luật 233 công nhân với lý do đình công trái pháp luật. Sau 5 năm, năm 2006, 136 thành viên của Hiệp hội công nhân công ty Toyota Phillipin (TMPCWA) trong tổng số 233 công nhân bị sa thải vẫn tiếp tục đấu tranh trước toà đòi được trở lại làm việc, công nhận công đoàn, yêu cầu Toyota rút đơn kiện họ và bắt đầu thương lượng về một thoả thuận tập thể. Trong quá trình đấu tranh của họ, Tổ chức lao động thế giới (ILO) đã đưa ra đề nghị ủng hộ công nhân. Điều này cho thấy sự bất công của quá trình quản lý lao động ở một công ty toàn cầu như Toyota. Bài viết này phân tích sự ứng xử của Công ty Toyota ở Philippin với người lao động trên các khía cạnh: chính sách của Chính phủ Philippin, cách thức quản lý lao động của Công ty và và điều kiện làm việc của công nhân. Trên cơ sở đó, có thể đúc rút các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1. Chính sách của Chính phủ Philippin về lao động Theo tác giả Tono Haruhi, các Luật Lao động của Philippin chịu ảnh hưởng mạnh của Luật Lao động Mỹ, do nước này vốn là thuộc địa của Mỹ. Luật qui định các điều khoản pháp lý về thành lập Công đoàn, thương lượng tập thể và giải quyết tranh chấp lao động. Cũng có một dạng khác là tranh chấp lao động được tòa án và các tổ chức công quyền giải quyết. Vì thế, Chính phủ có thể gây ảnh hưởng chính trị không có lợi cho công nhân. Luật Lao động của Chính phủ Philippin gần với Luật về phát triển kinh tế-xã hội. Tổng thống Marcos (1965-1986) đưa ra chính sách “độc tài về phát triển” và Luật Quân sự năm 1972, cũng đồng thời cấm biểu * TS. Học viện khoa học Xã hội. 48 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 tình nơi công cộng và đình công. Theo