Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay được nghiên cứu nhằm mục đích phân tích những nội dung cơ bản của quan điểm triết học Mác-Lênin về vấn đề mối quan hệ giữa con người và tự nhiên; phân tích thực trạng bảo vệ môi trường ở Đà Nẵng hiện nay; xây dựng giải pháp nhằm bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÂM THỊ HỒNG THẮM QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CON NGƢỜI VÀ TỰ NHIÊN VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60 22 80 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THANH Phản biện 1: TS. TRẦN NGỌC ÁNH Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 5 tháng 01 năm 2013 Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại hoc Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên đã được đề cập từ rất sớm trong lịch sử, nó đã được các hệ thống triết học cổ đại, trung đại, cận đại phương Đông và phương Tây luận giải trong các mặt bản thể luận và nhân sinh quan với các trường phái và đại biểu tiêu biểu như: Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia, Phật giáo, Hêraclit, Platon, Đêmôcrit, Đềcáctơ, Hêghen, Phoiơbắc. Triết học Mác-Lênin đã kế thừa và phát triển các quan điểm đó trong hoàn cảnh mới và cho rằng, con người có nguồn gốc từ giới tự nhiên, đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, con người là bộ phận của giới tự nhiên. Con người càng phát triển thì tác động của con người đến tự nhiên càng sâu sắc, dấu ấn của con người vào giới tự nhiên càng đậm nét. Thế kỷ XXI, thế giới tiếp tục có nhiều sự thay đổi lớn, khoa học công nghệ có những bước phát triển vượt bậc, kinh tế tri thức đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế là một tất yếu và đang diễn ra trên diện rộng, lôi cuốn nhiều quốc gia. Xu thế toàn cầu hóa tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước. Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hóa đang bị các nước phát triển, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia chi phối và .