Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thiết chế chính trị - Pháp lý thời Lê sơ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Thiết chế chính trị - pháp lý thời Lê Sơ đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển cực thịnh trên nhiều lĩnh vực của xã hội Đại Việt đương thời. Chính quyền Trung ương quản lý đất nước thông qua các bộ và các cơ quan chức năng. Các bộ có quyền hạn lớn nhưng bị giám sát chặt chẽ và bị điều tiết bởi các cơ quan chức năng. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013 THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ THỜI LÊ SƠ TRƯƠNG VĨNH KHANG * Tóm tắt: Thiết chế chính trị - pháp lý thời Lê Sơ đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển cực thịnh trên nhiều lĩnh vực của xã hội Đại Việt đương thời. Chính quyền Trung ương quản lý đất nước thông qua các bộ và các cơ quan chức năng. Các bộ có quyền hạn lớn nhưng bị giám sát chặt chẽ và bị điều tiết bởi các cơ quan chức năng. Đội ngũ quan lại được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp. Các quan lại cao cấp được trả lương bổng cao để liêm khiết và trung thành với chế độ quân chủ. Đề cao vai trò của pháp luật trong cai trị đất nước và quản lý xã hội. Thiết lập bộ máy quản lý hành chính đến cấp xã, hạn chế thiết chế tự quản làng xã. Do quản lý được ruộng đất nên Nhà nước quân chủ có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ. Từ khoá: Nhà nước, quan lại, pháp luật, thiết chế, Luật Hồng Đức, Phan Huy Chú, Lê Văn Hưu, khoa cử. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, thời Lê sơ kéo dài từ năm 1428 đến năm 1527 là giai đoạn nước Đại Việt bước vào kỷ nguyên phát triển cực thịnh và được coi là thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Trong giai đoạn Lê Thánh Tông trị vì, chế độ nhà nước phong kiến quan liêu đã đạt tới sự ổn định, kỷ cương và thịnh trị được coi vào bậc nhất trong chế độ phong kiến Việt Nam. Các sử gia phong kiến hay hiện đại đều có chung một đánh giá về sự ổn định và thành tựu ở nhiều lĩnh vực trong giai đoạn Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông đã thực hiện công cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục, tôn giáo và luật pháp; đã xây dựng được một nhà nước quân chủ tập quyền quan 34 liêu hùng mạnh trên nhiều lĩnh vực mà các triều đại trước chưa thể thực hiện. Từ góc độ của khoa học pháp lý có thể thấy những vấn đề quan trọng nhất của thiết chế chính trị - pháp lý thời Lê sơ là các định chế: tổ chức bộ máy Nhà nước, chế độ quan lại và các định chế pháp lý.(*) 1. Tổ chức bộ máy nhà nước 1.1. Tổ chức bộ máy nhà nước .