tailieunhanh - Rào cản đối với phụ nữ tham chính ở Việt Nam qua cách tiếp cận thiết chế giới
Bài viết phân tích một số rào cản đối với phụ nữ tham chính từ cách tiếp cận của thiết chế giới như các nguyên tắc, chuẩn mực, khung pháp lý chi phối hành vi của các chủ thể chính trị trong quá trình xem xét, cân nhắc và ủng hộ sự tham chính của phụ nữ. | Rào cản đối với phụ nữ tham chính ở Việt Nam qua cách tiếp cận thiết chế giới Đặng Ánh Tuyết(*) Tóm tắt: Cùng với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác cán bộ nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ tham gia các chức vụ lãnh đạo, quản lý còn rất hạn chế cả về số lượng và vị trí đảm nhận, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn nhân lực nữ. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vừa qua, tỷ lệ nữ được bầu vào Ban chấp hành Trung ương cũng chỉ chiếm chưa tới 10%. Thực tế cho thấy, phụ nữ vẫn còn gặp khá nhiều rào cản trong quá trình tham gia vào đời sống chính trị- xã hội. Bài viết phân tích một số rào cản đối với phụ nữ tham chính từ cách tiếp cận của thiết chế giới như các nguyên tắc, chuẩn mực, khung pháp lý chi phối hành vi của các chủ thể chính trị trong quá trình xem xét, cân nhắc và ủng hộ sự tham chính của phụ nữ(**). Từ khóa: Giới, Thiết chế giới, Phụ nữ tham chính 1. Khái niệm thiết chế(*)(**) Theo nghĩa hẹp, khái niệm “thiết chế” được hiểu là các thực thể tổ chức như Quốc hội, Tòa án, Đảng chính trị, hay một công ty. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ “thiết chế” đề cập đến các ý niệm chung được con người sử dụng trong những tình huống lặp đi lặp lại hàng ngày. Các ý niệm chung đó tồn tại dưới dạng các nguyên tắc pháp lý, các chuẩn mực xã hội và các chiến lược. Các nguyên tắc pháp lý (*) TS., giảng viên chính Viện Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Email: tuyetwippa@ (**) Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu Đề tài “Lý thuyết Thiết chế giới và phụ nữ trong lãnh đạo chính trị: Trường hợp của Việt Nam” mã số do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) tài trợ. quy định những điều chúng ta phải thực hiện, không được làm, hoặc có thể làm trong những tình huống nhất định. Việc theo dõi và giám sát sự tuân thủ các nguyên tắc này được thực hiện bởi các cơ quan chức năng. Trong khi đó, chuẩn mực xã hội bao gồm những nguyên tắc ứng xử trong đời sống hàng ngày, việc tuân .
đang nạp các trang xem trước