Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giá trị và hạn chế trong nội dung và phương pháp giáo dục của Khổng Tử
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung và phương pháp giáo dục của Khổng Tử vừa không tránh khỏi những hạn chế nhất định cần phải khắc phục, vừa chứa đựng những giá trị cần tiếp tục phát huy nhằm góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. | Giá trị và hạn chế trong nội dung và phương pháp giáo dục. GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG * Tóm tắt: Là nhà giáo dục lớn của nhân loại, Khổng Tử đã để lại cho muôn đời sau một hệ thống quan điểm giáo dục khá đặc sắc, đặc biệt là quan điểm về nội dung và phương pháp giáo dục. Trải qua hơn 2.500 năm tồn tại, quan điểm đó vẫn còn ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo dục ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nội dung và phương pháp giáo dục của Khổng Tử vừa không tránh khỏi những hạn chế nhất định cần phải khắc phục, vừa chứa đựng những giá trị cần tiếp tục phát huy nhằm góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Giá trị; hạn chế; nội dung giáo dục; phương pháp giáo dục; Khổng Tử. Khổng Tử (551- 479 TCN) là người sáng lập ra Nho giáo - học thuyết triết học chính trị - xã hội ở Trung Quốc thời Xuân Thu, đồng thời là nhà giáo dục lớn của nhân loại. Có thể nói, trong lịch sử giáo dục phương Đông, Khổng Tử là người đầu tiên xây dựng hệ thống quan điểm giáo dục khá đặc sắc mà đến nay vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta. 1. Giá trị trong nội dung và phương pháp giáo dục của Khổng Tử 1.1. Giá trị trong nội dung giáo dục Mục đích giáo dục của Khổng Tử trước hết là làm cho mọi người thông rõ đạo lý để xã hội trở nên hữu đạo, con người trở nên nhân nghĩa, trung chính, biết ứng xử và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với gia đình và xã hội. Với mục đích đó, nội dung giáo dục của Khổng Tử chủ trương dạy cho con người rất phong phú, gồm những điểm cơ bản sau: Thứ nhất, giáo dục đạo đức, nhân cách và đạo lý làm người.(*) Trong cuốn Luận ngữ, có 39 lần Khổng Tử nói tới đức, điều đó cho thấy mối quan tâm lớn nhất của ông đối với việc giáo hóa đạo đức cho người học, trong đó nội dung cơ bản được ông đề cập nhiều nhất là nhân. Đức nhân là phạm trù trung tâm trong nội dung giáo dục của Khổng Tử, bởi ông coi đức nhân là bậc thang giá trị cao nhất .