Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hoàn Thiện Chiến Lược Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam - Chương 9
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cạnh tranh và Tiến hóa của Cấu trúc Kinh doanh Nghiên cứu tình huống cho ngành Xe máy ở Việt Nam. PHẠM TRƯƠNG HOÀNG Nghiên cứu sinh, Đại học Quốc gia Yokohama, Nhật Bản Giảng viên, Khoa Du lịch và Khách sạn, ĐH KTQD Nghiên cứu này khảo sát sự thay đổi trong cấu trúc kinh doanh của các công ty sản xuất trong điều kiện thị trường tăng trưởng nhanh dưới tác động của các ngành sản xuất từ các nước lân cận. Nghiên cứu sử dụng khái niệm về cấu trúc sản phẩm và cấu trúc tổ chức để. | Cạnh tranh và Tiến hóa của Cấu trúc Kinh doanh Nghiên cứu tình huống cho ngành Xe máy ở Việt Nam PHẠM TRƯƠNG HOÀNG Nghiên cứu sinh Đại học Quốc gia Yokohama Nhật Bản Giảng viên Khoa Du lịch và Khách sạn ĐH KTQD Nghiên cứu này khảo sát sự thay đổi trong cấu trúc kinh doanh của các công ty sản xuất trong điều kiện thị trường tăng trưởng nhanh dưới tác động của các ngành sản xuất từ các nước lân cận. Nghiên cứu sử dụng khái niệm về cấu trúc sản phẩm và cấu trúc tổ chức để làm rõ sự năng động của cấu trúc kinh doanh của công ty Honda cũng như của những công ty xe máy nội địa Việt Nam. Với sự mở rộng của xu hướng tích tụ tại khu vực ASEAN và mô-đun hóa tại Trung Quốc công ty có cấu trúc kinh doanh tích hợp có thể sử dụng cấu trúc kinh doanh theo mô hình mô-đun hóa một phần thông qua việc mở rộng hệ thống cung cấp cho các linh kiện bổ trợ mặc dù vẫn duy trì quan hệ lâu dài và khép kín với các nhà cung cấp. Trong khi đó những công ty nội địa sau khi thâm nhập thị trường bằng việc sử dụng cấu trúc kinh doanh mô-đun hóa và khai thác đối tượng khách hàng mới đã dần thay đổi cấu trúc kinh doanh theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt tới những hiệu quả kinh doanh trong dài hạn. Trong sự tiến hóa của các cấu trúc kinh doanh này chính sách của nhà nước đóng vai trò gián tiếp nhưng quan trọng tác động tới việc lựa chọn cấu trúc kinh doanh của các doanh nghiệp. I. Giới thiệu Mô-đun hóa modularization và tích tụ agglomeration là hai nhân tố nổi bật tác động tới chiến lược kinh doanh trong nhiều ngành sản xuất. Mô-đun hóa được hiểu một cách đơn giản là xu hướng tăng cường sử dụng một linh kiện chung trong quá trình từ thiết kế mua sắm linh kiện đến sản xuất. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những lợi thế của mô hình mô-đun hóa trong hoạt động phát triển sản phẩm mới và đổi mới innovation của các doanh nghiệp Ulrich 1995 Langlois và Robertson 1992 Sanchez và Mahoney 1996 Baldwin và Clark 1997 cũng như trong việc nâng cao khả năng linh hoạt trong chiến lược kinh doanh của các doanh .