tailieunhanh - Hoàn Thiện Chiến Lược Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam - Chương 5

Chiến lược mua sắm tối ưu. Các yếu tố quyết định tỷ lệ nội địa hóa trong bối cảnh cạnh tranh và liên kết khu vực. Junichi Mori Trường đại học Tufts (Hoa Kỳ) Kenichi Ohno Diễn đàn phát triển Việt Nam Học viện Quốc gia các vấn đề về chính sách (GRIPS) Nghiên cứu và điều tra trong khuôn khổ bài viết này được tiến hành vào mùa xuân và mùa hè năm 2004 khi Ông Junichi Mori là nghiên cứu viên tại Câu lạc bộ các nhà Kinh tế Nhật-Việt (nay là VDF Tokyo) và Diễn đàn phát triển. | Chiến lược mua sắm tối ưu Các yếu tố quyết định tỷ lệ nội địa hóa trong bối cảnh cạnh tranh và liên kết khu vực Tháng 12 năm 2004 Junichi Mori Trường đại học Tufts Hoa Kỳ Kenichi Ohno Diễn đàn phát triển Việt Nam Học viện Quốc gia các vấn đề về chính sách GRIPS Nghiên cứu và điều tra trong khuôn khổ bài viết này được tiến hành vào mùa xuân và mùa hè năm 2004 khi Ông Junichi Mori là nghiên cứu viên tại Câu lạc bộ các nhà Kinh tế Nhật-Việt nay là VDF Tokyo và Diễn đàn phát triển Việt Nam. Các tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn đối với các cán bộ chuyên gia và các nhà quản lý tại các doanh nghiệp đã cung cấp các thông tin hữu ích. 1 Tóm tắt Nội địa hóa là một trong những yếu tố cốt yếu nằm trong chiến lược kinh doanh của các công ty đa quốc gia MNCs . Các công ty Nhật Bản đang họat động tại Việt Nam là một ví dụ cụ thể. Để cạnh tranh trong bối cảnh tòan cầu hóa và liên kết khu vực việc kết hợp một cách khôn khéo các bộ phận cấu thành của sản phẩm sản xuất từ các địa điểm khác nhau đặc biệt là khu vực Đông Á sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với việc áp đặt tỷ lệ nội địa hóa 100 . Chiến lược mua sắm tối ưu cần hài hòa các các mục tiêu có tính cạnh tranh như sự phù hợp về mẫu mã sản phẩm với thiết kế ban đầu giảm chi phí và rút ngắn thời gian giữa nhận đơn đặt hàng và giao hàng. Các yếu tố quyết định việc sản xuất các linh kiện phụ tùng trong nước hay nhập khẩu bao gồm kích cỡ và đặc điểm của sản phẩm. Các công ty nhằm vào thị trường nội địa thường có mong muốn nội địa hóa nhiều hơn so với các công ty hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên các công ty hướng vào xuất khẩu cũng có động cơ nội địa hóa một số các phụ kiện bằng nhựa hay kim lọai. Những phụ kiện này thường được xem là đơn giản ít đòi hỏi công nghệ cao. Song điều này không hòan tòan đúng. Có thể xem các thiết bị đó như là sản phẩm của ngành công nghiệp phụ trợ mà các công ty có vốn đầu tư nước ngòai FDI rất mong đợi song hiện tại chưa có bất cứ nước nào thuộc khu vực ASEAN có thể cung cấp một cách hiệu quả. Để phát triển .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN