Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nhận xét ban đầu về biến đổi môi trường địa chất khi khai thác than nâu đồng bằng Bắc Bộ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này cho thấy một số kết quả cho các nhà quản lý, các nhà khoa học xem xét lại để xác định thời gian khai thác than nâu trong tương lai và cung cấp khai thác hợp lý công nghệ. | 36(1), 61-68 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2014 NHẬN XÉT BAN ĐẦU VỀ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT KHI KHAI THÁC THAN NÂU ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRẦN VĂN TƯ Email: tranvantu92@yahoo.com.vn Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 2 - 4 - 2013 1. Mở đầu Than nâu ở đồng bằng Bắc Bộ đang là mối quan tâm lớn của các nhà quản lý, các nhà khoa học và đông đảo nhân dân trong vùng. Hiện nay tài liệu khoan khảo sát địa chất còn chưa đủ để đánh giá trữ lượng than nâu dưới đồng bằng Bắc Bộ với sự đảm bảo các cấp độ khai thác. Tuy nhiên, sự hiện diện của nó trong trầm tích Neogen thì đã được xác lập chắc chắn và vấn đề khai thác đã được Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) đưa vào kế hoạch thăm dò để khai thác thử nghiệm nếu được sự chấp thuận của Chính phủ. Nhìn chung, về phản biện xã hội với đề án này có nhiều ý kiến chấp thuận và phản đổi. Một trong các lý do nhận được nhiều phản đối nhất là khi khai thác than nâu sẽ gây biến đổi môi trường địa chất khu vực, trong đó nổi lên sự biến dạng mặt đất và thay đổi đột biến mực nước ngầm. Bài báo này đưa ra một số số liệu nhằm làm sáng tỏ các vấn đề này tại bể than Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên. Đây cũng là nơi mà TKV đã tiến hành thăm dò tương đối chi tiết để đánh giá trữ lượng và chất lượng than nâu (Cấp C1 và C2). Thậm chí đã có nhiều tài liệu về địa chất công trình và cơ học đá phục vụ cho đánh giá điều kiện khai thác bằng hầm lò. Xác định mức độ sụt lún mặt đất và sự thay đổi đột biến mực nước ngầm khi khai thác than nâu trên cơ sở giải bài toán địa cơ học bằng các phần mềm chuyên dụng hiện nay như GeoStudio, Plaxic, Trong đó, phần mềm GeoStudio được ứng dụng rộng rãi và thuận tiện cho các bài toán lớn. 2. Sơ lược về điều kiện địa chất, địa chất công trình và địa chất thủy văn Khu vực mỏ than Bình Minh thuộc xã Bình Minh huyện Khoái Châu nằm ven sông Hồng. Đối diện phía Hà Nội là xã Tự nhiên, Thường Tín. Khu vực này thuộc dải sụt lún tương đối Khoái ChâuTiền Hải, giới hạn bởi hai đứt