tailieunhanh - Phẫu thuật nối bạch mạch ‐ tiểu tĩnh mạch trong điều trị phù bạch mạch ở bệnh nhân ung thư vú: Một số nhận xét ban đầu

Nội dung của bài viết trình bày về những khó khăn và thách thức trong việc điều trị phù bạch mạch, phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch ‐ tĩnh mạch cho phù bạch mạch thứ phát bằng cách giải quyết sự ứ đọng của bạch huyết qua miệng nối bắc cầu bạch mạch ‐ tĩnh mạch. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 PHẪU THUẬT NỐI BẠCH MẠCH ‐ TIỂU TĨNH MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ BẠCH MẠCH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ: MỘT SỐ NHẬN XÉT BAN ĐẦU Nguyễn Văn Phùng*, Nguyễn Anh Tuấn*, Vũ Hữu Thịnh*, Cái Hữu Ngọc Thảo Trang* TÓM TẮT Mở đầu: Việc điều trị phù bạch mạch vẫn còn là vấn đề khó khăn và thách thức. Phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch ‐ tĩnh mạch đã được sử dụng rộng rãi như là điều trị ngoại khoa cho phù bạch mạch thứ phát, bằng cách giải quyết sự ứ đọng của bạch huyết qua miệng nối bắc cầu bạch mạch ‐ tĩnh mạch. Mục tiêu: Mục tiêu của báo cáo này là đưa ra một số nhận xét ban đầu về phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch ‐ tiểu tĩnh mạch trong điều trị phù bạch mạch của chi trên ở bệnh nhân ung thư vú. Đối tượng và phương pháp: Gồm 3 bệnh nhân phù bạch mạch chi trên sau điều trị ung thư vú được phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch ‐ tiểu tĩnh mạch bằng kỹ thuật “siêu vi phẫu”. Kết quả: Số miệng nối trung bình là 3,3 (2‐5 miệng nối), kích thước của bạch mạch từ 0,3 ‐ 0,8 mm. Thời gian phẫu thuật trung bình là 4,5 giờ (3,5 ‐ 5 giờ). Tất cả bệnh nhân xuất viện dưới 12 giờ sau phẫu thuật. Cả 3 bệnh nhân đều cảm thấy cải thiện ngay sau phẫu thuật. Sự khác biệt về chu vi của tay phù sau mổ 1 tháng giảm 20% và 3 tháng giảm 25%. Không có trường hợp nào ghi nhận biến chứng sau phẫu thuật hoặc tình trạng phù gia tăng. Kết luận: .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN