Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu và đề xuất tuyến du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học ở tỉnh Kiên Giang

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung bài viết nghiên cứu và đề xuất tuyến du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học ở tỉnh Kiên Giang. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỂ BẢO VỆ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở TỈNH KIÊN GIANG TRƯƠNG BÁ VƯƠNG, NGUYỄN THỊ NGỌC ẨN Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Nói đến núi đá vôi ai cũng sẽ nghĩ đến những dãy núi đá vôi trùng điệp ở ngoài miền Bắc, nghĩ đến Phong Nha, Vịnh Hạ Long với phong cảnh tuyệt đẹp. Nhưng mọi người lại quên rằng ở miền Nam cũng có núi đá vôi, đó là tỉnh Kiên Giang. Núi đá vôi ở Kiên Giang tập trung chủ yếu tại Kiên Lương và Hà Tiên với tổng diện tích chỉ vỏn vẹn 3,6 km2 so với tổng diện tích núi đá vôi của toàn Việt Nam là 60. 000 km2. Tuy nhiên quần thể các núi đá vôi kéo dài từ Kiên Giang-Việt Nam sang Campuchia và có nhiều điểm độc đáo: nhỏ nhưng độc nhất ở khu vực miền Nam Việt Nam; các ngọn núi bị cô lập với nhau; hệ thực vật độc đáo; cảnh quan ấn tượng; các hang động có giá trị thẩm mĩ cao; di tích lịch sử của chiến tranh; giàu tính đa dạng sinh học. Hệ thực vật ở núi đá vôi Kiên Giang có tới 322 loài, 227 chi, 89 họ, và mới đây đã có thêm 3 loài đặc hữu của khu vực được ghi nhận. Về nhóm chân đốt ở các ngọn núi đá vôi ở Hòn Chông (KiênGiang) Louis Deharveng đã viết: ‘ Đó là một di sản đa dạng sinh học không có gì sánh được của Việt Nam ’. Thông thường, sự phát triển thường đi liền với sự phá hủy môi trường. Tác động của việc phát triển du lịch tràn lan không kiểm soát đã ảnh hưởng xấu lên các mặt xã hội, môi trường, tự nhiên và kinh tế, nhất là lên cộng đồng cư dân bản địa . Vì thế cần tạo ra một nguồn thu nhập nhằm kích thích người dân bảo vệ các ngọn núi đá vôi này. Hướng giải quyết ở đây là phát triển du lịch sinh thái với sự tham gia của cộng đồng, trong đó trẻ em và cụ già có thể tham gia như những người hướng dẫn du lịch. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là hệ sinh thái cảnh quan Kiên Giang với trọng tâm là các khu vực phân bố núi đá vôi. Phương pháp nghiên .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN