Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu: cơ hội, thách thức và giải pháp đối với Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thỏa thuận Paris được thông qua tại Hội nghị các bên lần thứ 21 của Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) vào tháng 12/2015 là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất cả các Bên trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Trách nhiệm cam kết này được phản ảnh qua Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) của mỗi Bên. | Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu: cơ hội, thách thức và giải pháp đối với Việt Nam Kim Ngọc1, Lê Thị Thúy2 1 Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: kimngoc_vapec@yahoo.com 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhận ngày 1 tháng 12 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 1 năm 2017. Tóm tắt: Thỏa thuận Paris được thông qua tại Hội nghị các bên lần thứ 21 của Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) vào tháng 12/2015 là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất cả các Bên trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Trách nhiệm cam kết này được phản ảnh qua Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) của mỗi Bên. Thỏa thuận Paris đã được gần 180 Bên tham gia Công ước khí hậu ký vào tháng 4/2016 tại Trụ sở của Liên Hợp Quốc. Hiện nay, Thỏa thuận Paris đã được 95 quốc gia (trong đó có Việt Nam) phê chuẩn và chính thức có hiệu lực từ ngày 4/11/2016. Việc thông qua Thỏa thuận Paris đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trên toàn cầu, đặc trưng bởi phát triển phát thải carbon thấp, các mô hình sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo. Từ khóa: Thỏa thuận Paris, Công ước khung của Liên Hợp Quốc, biến đổi khí hậu. Abstract: The Paris Agreement, which was passed at the 21st meeting of the Conference of Parties (COP21) of the United Nations Framework Convention on Climate Change in December 2015, is the first global legal document binding all parties in coping with climate change. The committed responsibilities are demonstrated in the Parties’ Intended Nationally Determined Contributions (INDC). The agreement was then signed by nearly 180 Parties of the convention in April 2016 at the United Nations headquarters. 95 countries, including Vietnam, have so far ratified it. The ratification of the agreement, that took effect on 4th November 2016, ushered in a new era of global development, which is characterised by low-carbon emission