Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước trong trầm tích Đệ Tứ đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xâm nhập mặn khu vực đồng bằng ven biển Hà Tĩnh, tại đây, nhu cầu về nước ngày càng tăng, gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng nước nhạt dưới đất, đặc biệt là khả năng xâm nhập mặn của nước biển vào các tầng chứa nước trong trầm tích Đệ Tứ. | XÂM NHẬP MẶN VÀO CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC TRONG TRẦM TÍcH Đệ Tứ đồng bằng ven biển tỉnh hà tĩnh Đỗ Ngọc Thực1 Phan Văn Trường2 Vũ Hải Đăng1 Nguyễn Ngọc Tiến1 Nguyễn Đức Núi2 Nguyễn Kim Cát1 Lư Quang Huy1 Tóm tắt Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xâm nhập mặn khu vực đồng bằng ven biển Hà Tĩnh tại đây nhu cầu về nước ngày càng tăng gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng nước nhạt dưới đất đặc biệt là khả năng xâm nhập mặn của nước biển vào các tầng chứa nước trong trầm tích Đệ Tứ. Kết quả quan trắc trong các năm 2014 - 2015 cho thấy nước dưới đất chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ thủy triều và quá trình xâm nhập mặn từ biển xâm nhập mặn ngày càng gia tăng ranh giới mặn - nhạt đang tiến sâu về phía nội địa mực nước ngầm có xu thế ngày càng hạ thấp trong mùa kiệt ở cả hai tầng chứa nước. Từ khóa Xâm nhập mặn tầng chứa nước nước dưới đất. 1. GIỚI THIỆU Vị trí nghiên cứu được hình thành trên các thành tạo địa chất và địa hình qua mối tương tác biển - lục địa trong thời kỳ Đệ Tứ. Đồng bằng ven biển Hà tĩnh giới hạn từ 17057 - 18046 vĩ Bắc và từ 105033 - 106030 kinh Đông. Phía Bắc được giới hạn bởi sông La và sông Lam phía Nam được chắn bởi Đèo Ngang phía Đông tiếp giáp với Biển Đông có đường bờ biển dài 137km và phía Tây là phần diện tích vùng trung du đến mức địa hình 25m. Khu vực có diện tích tự nhiên khoảng 1.500km2 và tồn tại 3 tầng chứa nước chính thuộc trầm tích Đệ Tứ là tầng Holocen thượng qh2 Holocen hạ qh1 và tầng Pleistocen qp Bộ Công nghiệp 1995 . Do Hà Tĩnh có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông đồi núi chiếm gần 80 diện tích đồng bằng có diện tích nhỏ bị chia cắt bởi các dãy núi sông suối ngắn uốn khúc nhiều độ dốc lớn lưu vực nhỏ nên mùa mưa nước đổ dồn xuống các thung lũng chảy về các cửa sông cửa lạch kết hợp với triều cường làm cho vùng ven sông ven suối và những vùng thấp trũng ở hạ du thường bị ngập úng và mặn 1 Viện Địa chất và Địa vật lý Biển. 2 Viện Khoa học vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.