tailieunhanh - Tiểu luận tốt nghiệp: Khảo sát diễn biến xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn trong mùa khô năm 2005
Tiểu luận tốt nghiệp: Khảo sát diễn biến xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn trong mùa khô năm 2005 nhằm đánh giá mức độ xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn đoạn từ Trung An (Củ Chi) đến cửa sông Sài Gòn. Tiểu luận gồm 9 chương trình bày về đặc điểm địa lý tự nhiên-kinh tế nhân văn của khu vực nghiên cứu; đặc điểm địa chất của khu vực nghiên cứu; kiến tạo; địa mạo; khoáng sản; đặc điểm địa chất thuỷ văn; đánh giá diễn biến xâm nhập mặn trên sông sài gòn; những tác động của quá trình xâm nhập mặn trên sông sài gòn. | -Một trong những biện pháp hiện nay đang được ứng dụng để giải quyết vấn đề xâm nhập mặn hiện nay là xây dựng các hồ chứa trên thượng lưu và hạ lưu. Thông thường, các hồ chứa này trữ nước phục vụ nhu cầu thuỷ động của các hồ chứa thuỷ điện ở vùng thượng lưu đối với hạ lưu có bốn điểm cơ bản sau: giảm dòng chảy lũ, tăng dòng chảy kiệt, giảm dòng chảy trung bình trong năm, ngăn đường đi của cá và nguy cơ vỡ đập gây úng mùa khô, khi nước sông cạn kiệt, nước từ các hồ chứa sẽ được xả vào các sông rạch nhằm làm thay đổi sự tương tác sông-biển. Bên cạnh việc xây dựng hồ chứa ở các vùng thượng lưu và hạ lưu, hệ thống đập tràn cũng là một giải pháp tốt ngăn chặn nước mặn xâm nhập qua đường sông và kênh dẫn. Khi nước biển thắng thế trong trong sự tương tác sông biển, phần nước nhẹ hơn sẽ tràn qua đập vào hệ thống sông, phần nước mặn nặng hơn sẽ bị ngăn lại. Theo dự báo, đến năm 2050, mực nước biển sẽ dâng cao 2m so với hiện nay. Nếu như dự báo trên chính xác thì các vùng đất thấp ven biển như bãi cạn san hô, ốc đảo san hô sẽ có nguy cơ bị ngập và khả năng xâm nhập mặn của nước biển vào lục địa là xu thế chung ở những vùng ven biển. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tạm thời, trước mắt bởi vì các hồ chứa, các đập tràn nếu xét ở một khía cạnh nào đó thì chúng không hoàn toàn tốt cho quá trình xâm nhập mặn. Khi các hồ chứa chặn dòng ở thượng nguồn, vùng trung lưu sẽ thiếu nước, tạo điều kiện cho xâm nhập mặn đi vào sâu hơn và có xu hướng dịch chuyển dần về phía thượng nguồn. Ngoài ra, ở những nơi giao của nước ngọt và nước mặn là môi trường thuận lợi giúp các vật liệu trầm tích trầm tủa, ở những nơi này không thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ, mặt khác, nước trong những vùng này lưu thông không thông dòng, không liên tục, bị tù động, dễ dàng bị ô nhiễm hoặc hoàn toàn làm mất khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Bên cạnh đó, chính những đê chắn tự nhiên này cũng góp phần ngăn cản sự xâm nhập một cách hiệu quả.
đang nạp các trang xem trước