Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hình tượng rừng trong sử thi Tây Nguyên

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong sử thi Tây Nguyên, núi rừng thường được nhắc đến như một đặc trưng nổi bật của không gian nghệ thuật. Hình ảnh quen thuộc trong sử thiTây Nguyên là không khí lao động khẩn trương trên rẫy; là sự hào hứng của trai làng trong cuộc săn voi, săn thú; là những cánh rừng với cây to, thú dữ Hình ảnh rừng được lặp đi lặp lại nhiều lần và mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc, phong phú. Cùng tìm hiểu về hình tượng rừng trong sử thi Tây Nguyên qua bài viết sau đây. | NGÔN NGỮ SỐ 9 2012 HÌNH TƯỢNG RỪNG TRONG SỬ THI TÂY NGUYÊN ThS PHẠM VĂN HÓA* Nước ta nơi đâu cũng có rừng, nhưng với Tây Nguyên rừng là một đặc điểm nổi bật của môi trường tự nhiên. Buôn làng Tây Nguyên thường lấy rừng để xác định ranh giới địa phận. Cánh rừng hay dòng sông, con suối này là của buôn làng này. Cánh rừng hay dòng sông, con suối kia là của buôn làng kia. Rừng không chỉ là nơi sinh sống, rừng còn là nơi chở che, bao bọc con người. Văn hóa Tây Nguyên là văn hóa rừng. Người Tây Nguyên coi rừng như xương thịt, như dòng máu nuôi sống cơ thể mình. Rừng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa ở Tây Nguyên. Những cánh rừng, những vạt rẫy là nơi mang đến cho con người một đời sống no đủ, ấm áp, bình an. Nơi đó, người dân Tây Nguyên sinh sống, lao động sản xuất. Đời sống văn hóa tinh thần như tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn nghệ dân gian,. của người Tây Nguyên cũng hình thành từ môi trường rừng núi, mang đậm bản sắc rừng núi. Có thể nói, núi rừng, nương rẫy chính là môi trường diễn xướng của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, trong đó có sử thi. Trong sử thi Tây Nguyên, núi rừng thường được nhắc đến như một đặc trưng nổi bật của không gian nghệ thuật. Hình ảnh quen thuộc trong sử thi Tây Nguyên là không khí lao động khẩn trương trên rẫy; là sự hào hứng của trai làng trong cuộc săn voi, săn thú; là những cánh rừng với cây to, thú dữ Hình ảnh rừng được lặp đi lặp lại nhiều lần và mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc, phong phú. Khảo sát những tác phẩm sử thi Tây Nguyên, như Đam Săn, Đăm Noi, Xing Nhã, Giông Giớ mồ côi từ thuở bé, Giông đi tìm vợ chúng tôi nhận thấy, hình tượng rừng có tần số xuất hiện khá cao và quan trọng là việc sử dụng hình tượng rừng ở đây không nhằm tái hiện hình ảnh cuộc sống một làng buôn cụ thể mà chủ yếu bị chi phối bởi các đặc thù của cảm xúc và mục đích biểu tượng hóa nghệ thuật. Rừng trở thành một biểu tượng nghệ thuật khi được sử dụng với nghĩa bóng ổn định. Rừng là hiện thân của mênh mông, kì vĩ, ghê rợn. Những đặc .