tailieunhanh - Ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng "mảnh trăng" trong truyện ngắn "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu
Như cái tên của nó, truyện ngắn "Mảnh trăng cuối rừng” có một hình tượng hết sức quan trọng mà thiếu nó thì truyện ngắn này cũng mất đi sức sống. Đó là hình tượng mảnh trăng. Chúng ta chỉ cần giả định nếu câu chuyện này vẫn diễn ra ban ngày thì sự thể sẽ ra sao? Hoặc giả câu chuyện diễn ra vào ban đêm nhưng chúng ta tước bỏ đi tất cả những câu văn dính dáng đến hình ảnh trăng thì sự thể sẽ ra sao? Có thế thấy ngay rằng tính cách nhân vật chủ đề câu chuyện thì không hề thay đổi, nhưng tất cả sẽ hiện lên rõ ràng đến mức trần trụi, nhạt nhẽo, tầm thường và toàn bộ cái gọi là chất thơ của câu chuyện sẽ hoàn toàn bị tiêu tan. Chỉ cần hình dung như thế chúng ta đã đủ thấy vị trí của hình tượng này đối với tác phẩm | Ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng "mảnh trăng" trong truyện ngắn "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu Đề bài: Ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng "mảnh trăng” trong truyện ngắn "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu Bài làm Như cái tên của nó, truyện ngắn "Mảnh trăng cuối rừng” có một hình tượng hết sức quan trọng mà thiếu nó thì truyện ngắn này cũng mất đi sức sống. Đó là hình tượng mảnh trăng. Chúng ta chỉ cần giả định nếu câu chuyện này vẫn diễn ra ban ngày thì sự thể sẽ ra sao? Hoặc giả câu chuyện diễn ra vào ban đêm nhưng chúng ta tước bỏ đi tất cả những câu văn dính dáng đến hình ảnh trăng thì sự thể sẽ ra sao? Có thế thấy ngay rằng tính cách nhân vật chủ đề câu chuyện thì không hề thay đổi, nhưng tất cả sẽ hiện lên rõ ràng đến mức trần trụi, nhạt nhẽo, tầm thường và toàn bộ cái gọi là chất thơ của câu chuyện sẽ hoàn toàn bị tiêu tan. Chỉ cần hình dung như thế chúng ta đã đủ thấy vị trí của hình tượng này đối với tác phẩm Vấn đề đặt ra với người viết là cần phải mô tả hình tượng này ra sao cho thật sống động, chân thực, lại phải chứa đựng những ẩn ý nghệ thuật. Vì thế, người nghệ sĩ cần phải sử dụng hai bút pháp song song. Đó là: vừa tả thực vừa tượng trưng hoá. Có nghĩa là biến một hình tượng sinh động thành một biểu tượng nghệ thuật. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đáp ứng một cách hoàn hảo những đòi hỏi mang tính chất thách thức ấy. Đoc câu chuyện này chúng ta thấy bút pháp tả thực của Nguyễn Minh Châu tỏ ra rất cụ thể, giàu chất truyền cảm. Trước hết, trăng là hình ảnh gợi ra thời gian. Cuộc gặp gỡ của đôi trai gái này diễn ra vào đầu tháng, bấy giờ là trăng thượng tuần. Mảnh trăng khuyết gợi ra được quãng thời gian này một cách sống động. Mặt khác trăng là hình tượng gợi ra không gian. Đôi trai gái này hẹn nhau ở rừng già Trường Sơn. Đêm ấy trăng đã giúp cho Nguyễn Minh Châu mô tả thành một khung cảnh rất trữ .
đang nạp các trang xem trước