Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình môn Lý thuyết thống kê: Phần 2

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Phần 2 Giáo trình môn Lý thuyết thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội, sự biến động của hiện tượng kinh tế xã hội. Cuối mỗi chương có câu hỏi ôn tập giúp sinh viên củng cố kiến thức được học. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết. | Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn Lý thuyết thống kê Chương 4 CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘI Các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại và phát sinh trong những điều kiện thời gian địa điểm cụ thể khác nhau và mỗi đặc điểm cơ bản của hiện tượng có thể biểu hiện bằng các mức độ khác nhau. Các mức độ này cho ta nhận biết cụ thể về quy mô về khối lượng của hiện tượng trong điều kiện lịch sử nhất định. Chẳng hạn muốn nghiên cứu tình hình sản xuất của một doanh nghiệp trong một thời gian nào đó trước hết phải tính được số lượng lao động số máy móc thiết bị số nguyên vật liệu đưa vào sản xuất số sản phẩm sản xuất ra. Các mức độ kinh tế - xã hội có thể phản ánh các quan hệ tỷ lệ khác nhau như quan hệ giữa bộ phận với tổng thể quan hệ giữa thực tế với kế hoạch giữa kỳ này với kỳ trước giữa hiện tượng này với hiện tượng khác. .Như trong việc nghiên cứu tình hình sản xuất nông nghiệp của một địa phương cần tính tỷ lệ mỗi loại sản phẩm trong toàn bộ giá trị sản xuât nông nghiệp sản lượng lương thực tính theo đầu người. Thông qua việc nghiên cứu các mức độ còn có thể nêu lên đặc điểm chung nhất đại diện nhất về từng mặt của hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Các mức độ như giá thành bình quân năng suất lao động bình quân giá cả bình quân. Ngoài ra các mức độ của hiện tượng nghiên cứu còn giúp ta đánh giá trình độ đồng đều của tổng thể khảo sát độ biến thiên của tiêu thức khảo sát tình hình phân phối các đơn vị tổng thể. Đây là những yêu cầu về nhận thức không thể thiếu được trong phân tích thống kê. Như vậy việc nghiên cứu các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội là một trong những vấn đề nội dung của phân tích thống kê nhằm vạch rõ mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Đây cũng là cơ sở xuất phát của nhiều nội dung phân tích thống kê khác. Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong công tác quản lý kinh tế đều cần thiết nắm được các mức độ của hiện .