Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm được biên soạn với mục đích nghiên cứu, phát hiện, làm rõ mức độ và biểu hiện của kĩ năng ứng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Trên cơ sở đó, đề xuất và thực nghiệm biện pháp nâng cao kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ cho sinh viên. | Từ khái niệm công cụ, đề tài xác định kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ gồm ba nhóm kĩ năng thành phần: Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ (kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và kĩ năng nhận diện biểu hiện của stress); Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ (kĩ năng huy động nguồn tin về các phương án ứng phó, kĩ năng phân tích các phương án ứng phó và kĩ năng ra quyết định lựa chọn các phương án ứng phó); Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án giảm stress và giải quyết vấn đề trong học tập theo tín chỉ (kĩ năng kiên định khi thực hiện các phương án ứng phó; kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó và kĩ năng quản lý thời gian khi thực hiện các phương án ứng phó với stress). Mỗi kĩ năng thành phần trong từng nhóm kĩ năng và mỗi nhóm kĩ năng đều có vị trí quan trọng đối với quá trình ứng phó với stress. Trong đó, kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ.