Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hướng dẫn quy trình xử lý ao tôm bệnh đốm trắng và bệnh Taura khi có dịch bệnh xảy ra

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tính từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình dịch bệnh tôm biển nuôi thâm canh, bán thâm canh đang diễn biến phức tạp với tần suất ngày càng cao đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân nuôi tôm trên 3 huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Do đó, để hoạt động nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh được ổn định trong mùa mưa sắp tới, giảm thiệt hại do dịch bệnh và nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh trên ao tôm nuôi cho người dân, Chi cục Nuôi trồng thủy sản. | II r 1 J A 1 1 J Hướng dân quy trình xử lý ao tôm bệnh đốm trắng và bệnh Taura khi có dịch bệnh xảy ra Tính từ đầu năm 2011 đến nay tình hình dịch bệnh tôm biển nuôi thâm canh bán thâm canh đang diễn biến phức tạp với tần suất ngày càng cao đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân nuôi tôm trên 3 huyện ven biển Bình Đại Ba Tri Thạnh Phú. Do đó để hoạt động nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh được ổn định trong mùa mưa sắp tới giảm thiệt hại do dịch bệnh và nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh trên ao tôm nuôi cho người dân Chi cục Nuôi trồng thủy sản đưa ra hướng dân quy trình xử lý dịch bệnh trên tôm nuôi khi có dịch bệnh xảy ra như sau Khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh đốm trắng bệnh Taura hoặc tôm chết không rõ nguyên nhân thì người nuôi nhanh chóng đóng kín cửa cống tuyệt đối không tự ý xả thải nước tôm chết trong ao ra ngoài môi trường tự nhiên. Báo ngay cho ban quản lý vùng nuôi UBND xã hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để được hướng dẫn cách ly thu hoạch và hỗ trợ hóa chất xử lý tiêu hủy mầm bệnh. Ao tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng đang được xử lý hóa chất ST. Gaxa. Ngay sau khi xác định tôm nuôi bị nhiễm virus bệnh đốm trắng hoặc Taura thì tiến hành tiêu hủy ao tôm bệnh ngay với sự chứng kiến của cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản và cán bộ quản lý địa phương. Việc tiêu hủy được tiến hành như sau Trong trường hợp các ao nuôi có thể thu hoạch được thì tiến hành thu hoạch ngay nhưng không được tự ý xả thải nước và xác tôm chết trực tiếp ra ngoài tự nhiên và môi trường nuôi xung quanh mà chuyển nước từ ao nuôi sang ao lắng hoặc ao chứa khác để xử lý sau khi thu hoạch xong. Trong trường hợp các ao nuôi không được thu hoạch thì sử dụng hóa chất hỗ trợ tiêu hủy xử lý ngay nước trong ao tôm bệnh đó. Tuyệt đối cơ sở nuôi không nên kéo dài thời gian để cố gắng điều trị bệnh virus đốm trắng bệnh Taura mà làm chậm trễ công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản của cơ quan chức năng làm lây lan mầm bệnh