Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài 34: Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh đơn giản - Giáo án Mỹ thuật 2 - GV.N.Bách Tùng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Với nội dung của bài Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh đơn giản học sinh có thể HS nhận biết được tranh phong cảnh, biết cách vẽ tranh phong cảnh. KN: HS nhớ lại và vẽ được một bức tranh thiên. | KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN MỸ THUẬT LỚP 2 Bài 34 : VẼ TRANH ĐỀ TÀI PHONG CẢNH MỤC TIÊU KT: HS nhận biết được tranh phong cảnh, biết cách vẽ tranh phong cảnh KN: HS nhớ lại và vẽ được một bức tranh thiên TĐ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên CHUẨN BỊ GV: Sưu tầm tranh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác (chân dung, sinh hoạt,) Anh phong cảnh HS: Vở tập vẽ, bút chì, bút màu, thước, gôm CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định : (1’) Kiểm tra bài cũ: (2’) GV kiểm tra ĐDHT của HS Dạy – học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Tìm, chọn nội dung đề tài (3’) PP quan sát, giảng giải, hỏi đáp GV cho HS xem một số tranh phong cảnh để HS quan sát : - Những bức tranh này vẽ gì? - Nước ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp. Hôm nay chúng ta sẽ cùng vẽ một bức tranh về đề tài phong cảnh GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh và gợi ý : - Tranh phong cảnh thường vẽ gì? - Trong bức tranh phong cảnh, đâu là hình ảnh chính? - Hình ảnh nào là hình ảnh phụ? GV chốt : - Tranh phong cảnh thường vẽ : nhà, cây, cổng làng, con đường, ao, hồ, những hình ảnh có ngoài thiên nhiên - Tranh phong cảnh có thể vẽ thêm người hoặc các con vật, nhưng cảnh vật là chính GV mở rộng : Thế nào là tranh phong cảnh? Thế nào là ảnh phong cảnh? Hoạt động 2: Cách vẽ tranh phong cảnh (4’) PP làm mẫu, giảng giải, quan sát GV yêu cầu HS : - Nhớ lại những cảnh đẹp xung quanh nơi ở, hoặc đã nhìn thấy (qua tranh, ảnh, sách báo, ti vi) - Tìm ra cảnh định vẽ (đường phố, công viên, trường học hay cảnh làng quê, núi đồi, sông biển, ) GV gợi ý HS cách vẽ tranh : - Hình ảnh chính vẽ trước, vẽ to, rõ vào khoảng giữa phần giấy định vẽ - Hình ảnh phụ vẽ sau, sao cho nổi rõ hình ảnh chính - Vẽ màu theo ý thích Hoạt động 3: Thực hành (21’) PP thực hành GV có thể gợi ý một vài hình ảnh cụ thể để HS liên tưởng dễ dàng Nhắc HS vẽ mảng hình cao, thấp, to, nhỏ khác nhau để bức tranh thêm sinh động Khi HS làm bài, GV gợi ý, động viên, khích lệ các em mạnh dạn vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ riêng: Tuỳ trường hợp cụ thể, GV nhắc HS không nên vẽ hình cân đối quá. (Ví dụ : ngôi nhà ở giữa, hai bên vẽ hai cây giống nhau, ) Khi thấy những bài vẽ có những thiếu sót về cách vẽ hình, cách bố cục hoặc vẽ màu, GV góp ý bổ sung kịp thời để HS hiểu và tự điều chỉnh bài vẽ của mình Với những HS chưa nắm đựoc cách vẽ, GV gợi mở cụ thể hơn và động viên các em hoàn thành bài vẽ GV có thể đưa ra những bức ảnh phong cảnh để các em vẽ lại những cảnh đó theo sở thích của mình Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (3’) PP quan sát, nhận xét GV cho HS xem các bài vẽ đẹp và khen ngợi một số HS làm bài tốt GV tự nhận xét bài vẽ của mình, của bạn GV bổ sung nhận xét của HS và chỉ ra một số bài vẽ đẹp Tổng kết, dặn dò: (1’) HS hoàn thành tốt bài vẽ để chuẩn bị cho trưng bày kết quả năm học Nhận xét tiết học Hát HS hoạt động cá nhân, lớp HS quan sát - Vẽ cảnh núi, sông, đồng lúa, - Cảnh thiên nhiên, biển, núi, nhà con đường - Nhà, cây cối, cảnh vật, - Người, con vật - Tranh phong cảnh là tranh vẽ về đề tài phong cảnh - Anh phong cảnh là ảnh chụp các phong cảnh HS hoạt động lớp HS theo dõi GV hướng dẫn để nắm cách vẽ HS hoạt động cá nhân HS thực hành HS hoạt động cá nhân, lớp HS quan sát tranh của bạn và tập nhận xét theo ý mình Nghe