Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cấu trúc xã hội trong cả nước, nông thôn, đô thị và chân dung tầng lớp nông dân Việt Nam - Đỗ Thiên Kính

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cách tiếp cận về cấu trúc xã hội phản ánh cơ cấu kinh tế là một cách tiếp cận căn bản trong nghiên cứu xã hội, những thay đổi của cơ cấu kinh tế đều được thể hiện qua sự biến đổi của cấu trúc xã hội, cơ cấu kinh tế thay đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của cấu trúc xã hội. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, nội dung bài viết "Cấu trúc xã hội trong cả nước, nông thôn, đô thị và chân dung tầng lớp nông dân Việt Nam" dưới đây. | 8 Xã hội học số 4 116 2011 CẤU TRÚC XÃ HỘI TRONG CẢ NƯỚC NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ CHÂN DUNG TẦNG LỚP NÔNG DÂN VIỆT NAM ĐỖ THIÊN KÍNH Cách tiếp cận về cấu trúc xã hội phản ánh cơ cấu kinh tế là một cách tiếp cận căn bản trong nghiên cứu xã hội. Những thay đổi của cơ cấu kinh tế đều được phản ánh và thể hiện qua sự biến đổi của cấu trúc xã hội. Cơ cấu kinh tế thay đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của cấu trúc xã hội. Đây là những vấn đề rất cơ bản có mối quan hệ nhân quả. Bài viết trình bày hệ thống cấu trúc xã hội trong cả nước nông thôn và đô thị là sự thể hiện theo cách tiếp cận cơ bản này. 1. Phân tích cơ sở lý luận và nguồn số liệu Cấu trúc xã hội thường gọi là cơ cấu xã hội trong bài viết này được hiểu là cấu trúc các tầng lớp trong xã hội - tức là phân tầng xã hội. Để có thể hiểu khái niệm phân tầng xã hội trước hết cần hiểu khái niệm phân nhóm xã hội. Đây là hai khái niệm cần làm rõ trước hết. Phân nhóm xã hội là dựa trên một tiêu chuẩn xác định nào đó để phân chia thành các nhóm xã hội khác nhau. Nếu chỉ dừng lại ở việc phân nhóm xã hội ta có được các nhóm hoàn toàn bình đẳng với nhau nhóm nào cũng như nhóm nào . Nhưng sau khi thực hiện việc phân nhóm xã hội người ta lại tiếp tục tiến hành việc sắp xếp thứ bậc giữa các nhóm với nhau nhóm nọ đứng trên nhóm kia để tạo thành các tầng lớp khác nhau và gọi là phân tầng xã hội. Đến lúc này các nhóm không còn bình đẳng với nhau nữa mà giữa chúng tồn tại một sự bất bình đẳng xã hội. Như vậy sự bất bình đẳng là thuộc tính vốn có trong cấu trúc phân tầng và phân tầng xã hội đã bao hàm trong nó sự phân nhóm xã hội. Do đó khái niệm phân tầng xã hội được hiểu như sau Phân tầng xã hội là sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớp khác nhau và được sắp xếp theo những thứ bậc trong hệ thống. Mỗi tầng bao gồm các cá nhân các nhóm xã hội có địa vị kinh tế chính trị và uy tín tương tự gần với nhau. Hệ thống xếp hạng thứ bậc này là một cơ cấu bất bình đẳng đã ăn sâu vào cấu trúc và là thuộc tính của cơ cấu xã hội.