tailieunhanh - Sự phát triển lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học từ lý thuyết về "quan hệ xã hội" và "cấu trúc xã hội" đến lý thuyết về "thực tiễn xã hội" - Nguyễn Đức Truyến

Bài viết Sự phát triển lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học từ lý thuyết về "quan hệ xã hội" và "cấu trúc xã hội" đến lý thuyết về "thực tiễn xã hội" tái hiện lại lược đồ lý thuyết xã hội học từ trọng tâm là các quan hệ xã hội hay cấu trúc xã hội sang trọng tâm là các hành vi hay "thực tiễn xã hội". | Xã hội học số 2 118 2012 23 SỰ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC TỪ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ CẤU TRÚC XÃ HỘI ĐẾN LÝ THUYẾT VỀ THỰC tiễn xã HỘI NGUYỄN ĐỨC TRUYẾN Nhập đề Từ giữa thế kỷ XX vấn đề quan hệ xã hội trở thành mối quan tâm hàng đầu của các môn khoa học xã hội và chính trị. Bởi vì các quan hệ xã hội theo chủ nghĩa cấu trúc là những phương tiện hay chất liệu tạo nên các cấu trúc hay tổ chức xã hội ở mọi cấp độ vi mô hay vĩ mô. Tuy nhiên cũng chính vì các quan hệ xã hội là những công cụ cấu trúc hóa nên chúng cũng đồng thời mang đặc trưng định chế hóa trở thành những thiết chế hay ràng buộc xã hội quy định những hành vi hay thực tiễn xã hội của con người. Tính quyết định của các cấu trúc xã hội và của các quan hệ xã hội ngày càng có xu hướng tuyệt đối hóa vai trò của các trật tự xã hội và của sự tái sản xuất của đời sống xã hội hơn là khẳng định rằng con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của chính lịch sử của mình. Xuất phát từ chính mâu thuẫn lý thuyết này mà sự phê phán những giới hạn của chủ nghĩa cấu trúc trong các khoa học xã hội cuối thế kỷ XX đã tập trung vào vấn đề thực tiễn xã hội hay hành vi xã hội của con người để tìm lại sự cân bằng tương tác giữa cấu trúc xã hội và chủ thể xã hội giữa quan hệ xã hội và hành vi xã hội cũng như giữa tính khách quan của các quyết định xã hội và tính chủ quan trong hành vi của các chủ thể xã hội. Trong Luận cương về Feurbach Karl Marx và Friedrich Engels Không rõ năm đã khẳng định bản chất của con người không phải là trừu tượng mà là tổng hòa của các quan hệ xã hội có nghĩa là nó luôn được hiện thực hóa trong thực tiễn dưới dạng sự vật cụ thể có thể cảm nhận được. Tuy nhiên cũng chỉ ra sự thất bại của chủ nghĩa duy vật trước Mác khi chỉ nắm bắt các sự vật cụ thể hiện thực cái thế giới có thể cảm nhận dưới hình thức đối tượng hay trực giác mà không phải với tư cách là những hoạt động con người cụ thể là thực tiễn theo cách không chủ quan . Feurbach đồng nhất sự vật cụ thể với hiện .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN