Đặc sắc của truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

Nối tiếp sau tác phẩm “Thánh Tông di thảo” của Lê Thánh Tông được coi như bước khởi đầu và có ý nghĩa đặt nền móng, phải đến “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ thì thể loại truyền kì mới đạt đến độ hoàn chỉnh và tác phẩm này được đánh giá là kiệt tác, bộ sách “thiên cổ kì bút” trong kho tàng văn xuôi Việt Nam thời trung đại. Toàn bộ tập Truyền kì mạn lục có hai mươi truyện, thường sử dụng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật chủ đạo để phản ánh cuộc sống. Các môtip kì ảo, kì lạ phổ biến là người hóa thân, tàng hình, lấy ma, lây hồ ly, sống trong thế giới yêu quái, có thể đầu thai, luân hồi báo ứng, thì có pháp thuật, kêu mưa gọi gió, biến hóa khôn lường, ... Đề tài chủ yếu là đề cao tính dân tộc, tinh thần yêu nước, biểu dương cái thiện, phế phán cường quyền, đấu tranh chống các thế lực đen tối, vừa ngợi ca tình yêu gắn với những giá trị nhân văn vừa bài tỏ quan điểm bảo vệ lễ giáo,.... Hệ thông nhân vật chủ yếu là các anh hùng hào kiệt, đạo sĩ, ẩn sĩ, tiên ông, tiên nữ, liệt nữ, kỉ nữ, yêu nữ, chinh phụ, chàng thư sinh, người tiều phu, thần thuồng luồng, Diêm Vương, Dạ Xoa, Thổ công, hộ pháp,... Cốt truyện chủ yếu tiếp nhận, phát triển từ cội nguồn văn học nhân gian, vay mượn, sáng tạo lại từ nguồn truyện kì Trung Quốc.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện tiêu biểu trong tập Truýền kì mạn lục nhằm khẳng định tính dân tộc, tinh thần yêu nước và ý chí chống nô dịch, bất công, kiên quyết đấu tranh cho chính nghĩa, lẽ phải. Hành động chăm lửa đốt đền của Ngô Tử Văn suất phát từ việc tên bộ tướng của Mộc Thạnh thời nhà Minh là viên Bách bộ họ Thôi tử trận ở gần ngôi đền thờ vị thần người nước Việt, sau đó hồn ma họ Thôi tranh giành, cướp quyền vị thần người Việt và “từ đấy làm yêu quái trong dân gian”. Với trí dũng có thừa, Ngô Tử Văn đã đốt đền, sẵn sàng chịu chết và xuống tận cõi âm để làm rõ sự thật. Trước khi xuống cõi âm, Ngô Tử Văn đã được vị Thổ công, người được phong thần ở ngôi đền, bảo cho biết rõ lai lịch kẻ cướp đoạt ngôi đền: “Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc kiều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng trước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả chứ có phải tôi đâu”,... Hiểu rõ sự thật, nắm bắt chân lí, Ngô Tử Văn dù biết rằng sẽ gặp nguy hiểm, biết rằng sẽ phải đối phó với kẻ thù thâm hiểm vẫn một lòng đấu trách đến cùng vì lẻ phải.

Diễn biến các sự kiện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cơ bản tuân theo trực tự thời gian có khởi đầu, có cao trào và đi đến kết thúc có hậu. Ngô Tử Văn sau khi biết được sự việc gian tà, ý thức được lẻ đúng sai đã phơi bài chân tướng họ Thôi, rút cuộc được Thổ công báo ơn, tiến cử giữ chức phán sự ở đề Tản Viên. Trên cơn sở một khung cốt truyện ấy lại có thể phân chia thành nhiều tuyến sự kiện và môi quan hệ giữ các tuyến nhân vật. Đó là cuộc đấu lí quyết liệt giữa Ngô Tử Văn với hồn ma tên tướng giặc họ Thôi: một bên có phẩm chất khẳng khái, cương trực, tự tin mình “là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian”, “lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào” với một bên đang tạm thời có uy quyền “làm yêu làm quái trong dân gian”, “quen dùng chước lối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều trị nó cả”, “những đền miếu gần quanh, vì tham đút, đều bênh vực cho nó cả”,... Đã vậy, sự giả dốì và nghệ thuật đổi trắng thay đen của viên tướng bại trận họ Thôi còn thuần thục khéo léo khiến cho Diêm Vương cũng làm lặng kẻ trung người xảo; thậm chí đến mức bao che, bên vực đồng lõa với thói xảo trá, vô tình thảm hại người ngay: “kẻ kia là một người cư sĩ, trung thần để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàng sĩ, sao dám hổn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?”,... Thế rồi, “hai bên cãi nhau mãi vẫn không phân phải trái”, khiến cho Diêm Vương phải sinh nghi. Sự kiện cãi nhau này được tăng cường thêm tính hấp dẫn bởi Nguyễn Dữ biết khai thác sâu sắc nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật. Đến lúc bắt đầu đuối lí và sợ lộ chân tướng, bấy giờ họ Thôi mới “có vẽ sợ, quỳ xuống tâu” và bày tỏ lời cảm thương vờ vịt đóng kịch trong vai một người tự kế khi nhũn nhặn xin với Diêm Vương: “Gã kia một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh”. Câu chuyện nơi cõi âm của những nhân vật oan hồn, tà ma nhưng lại phán ánh được cuộc sống dương thế cả ở những khía cạnh tâm lí tinh vi, phức tạp nên càng có sức khơi gợi, hấp dẫn bạn đọc. Thế rồi trước sự thật rõ ràng, lẽ phải được xác lập, họ Thôi bị trừng trị đích đáng: “Diêm Vương liền sai lấy lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, bỏ người ấy vào ngục Cửu U”,... Đó cũng là tinh thần nhân văn, ý nguyện khẳng định lẽ phải “Thiện thẳng ác, chính nghĩa thắng gian tà” vốn phổ biến trong lối kết thúc có hậu truyện cổ tích và cũng phù hợp với tâm thế tiếp nhận của người đọc nói chung.

Là một trong những truyện truyền kì tiêu biểu, các yếu tố kì lạ, kì ảo cũng đã được khai thác đến tối đa và kết hợp nhuần nhuyễn với các chi tiết hiện thực, phù hợp với cách quan niệm và cách hình dung về cuộc sống. Mốì quan hệ đời sống hiện thực và cõi âm, hư ảo cũng được đan kết, chuyển hóa rất tinh tế, liền mạch, con người đi từ cõi thực vảo cõi ảo đều có lí do, có bước chuyển giai đoạn khiến cho mạch truyện diễn biến tự nhiên, tạo nên màng sương khôi hư ảo đặt trưng cho loại truyện truyền kì. Nhân vật Ngô Tử Văn từ một con người trần tục đã nhập cuộc thế giới được dắt bởi trí tưởng tượng phong phú: “đốt đền xong, chàng về nhà thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nỗi lên một cơn sốt nóng, sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ...”. Tiếp đó là cuộc đối thoại giữa Ngô Tử Văn với viên tướng họ Thôi và ông già chính chủ ngôi đền thực chất lại gần như lời thăm bệnh giữa những con người trong cuộc sống thường ngày, nói khác đi là sự mô phỏng, sao chép đời sống hiện thực vào thế giới hồn ma. Sao khi Ngô Tử Văn vâng lời ông già, sự thật đời thường lại được tái lập và chuẩn bị cho một sự chuyển đoạn khác, gặp gỡ những nhân vật khác, ở một không gian khác: “đến đêm, bệnh càng nặng thêm, rồi thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía đông. Đi độ nửa ngày đến một tòa nhà rất lớn, xung quanh có thành sắt cao vọi đến mấy chục trượng. Hai con quỷ đến nói với người canh cổng, người canh cổng đi vào một lúc rồi ra truyền chỉ...”. Tiếp đó lại là những tranh luận giữa Ngô Tử Văn với Diêm Vương, với hồn ma họ Thôi để cuối cùng sự thật được sáng tỏ, Tử Văn được bọn lính đưa từ cõi âm về: “Chàng về tới nhà té ra mình đã chết được hai ngày rồi. Nhân đem những việc đã qua kể cho mọi người nghe, ai cũng kinh hãi và không tin là sự thực. Sau đó họ đón một bà đồng về phụ đồng, đồng lên cũng nói đúng như lời Tử Văn. Người làng bèn mua gỗ, dựng một tòa đền mới. Còn ngôi mộ của tên tướng giặc kia tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám vậy...”. Cách miêu tả này giúp cho các yếu tố kì lạ luôn được đảm bảo bằng sự thật, khiến cho cái kì lạ không bị trí tưởng tượng đẩy đi quá xa. Kể tiếp lại là một câu chuyển đoạn nói về cái chết của Ngô Tử Văn sau khi được thổ công đến. báo tin về việc tiến cử một chân phán sự ở đền Tản Viên: “Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất”,... Để tạo niềm tin và sức thuyết phục cho câu chuyện, đoạn kết kể lại sự việc hệt như sự thật, đúng như điều tai nghe mắt thấy, có thời gian địa điểm, nhân chứng, vật chứng rõ ràng:

“Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan, vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm, trông thây trong sương mù có xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe tiếng quát:

- Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự!

Người ấy ngẩng đầu trông thì thấy người ngồi trên xe chính là Tử Văn. Song Tử Văn chỉ chắp tay thi lễ chứ không nói một lời nào, rồi thoắt đã cưỡi gió mà biến mất. Đến nay con cháu hãy còn, người ta truyền rằng đó là nhà quan phán sự!”...

Có thể xác định được mốỉ quan hệ hữu cơ giữa yếu tố kì lạ và hiện thực đã tạo nên đặc trưng nghệ thuật cơ bản cho truyện truyền kì Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Trong tất cả các phần chuyển đoạn cũng như diễn biến câu chuyện, cái kì lạ và chi tiết hiện thực luôn chuyển hóa trong nhau, trong hư có thực, trong thực có hư, tạp nên không khí truyền kì mờ ảo, hư hư thực thực. Tất cả nội dung đều hướng đến mục đích giáo huấn, đề cao phẩm chất cứng cỏi, tiết tháo, đúng như lời bình của tác giả khuyết danh ở cuối truyện: “Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiềng sợ sự cứng cỏi”. Tác phẩm có ý nghĩa khuyến thiện trừng ác nhưng không hề khô khan, đơn điệu chính nhờ trí tưởng tượng vô cùng phong phú của Nguyễn Dữ và những thủ pháp kì ảo luôn bám chặt vào đời sống hiện thực, tạo nên trường lực hấp dẫn to lớn với người đọc.

BÀI CÙNG NHÓM