Viết đoạn văn ngắn nói về sự đổi mới hướng tiếp cận đời sống ở những tác phẩm sau chiến tranh của Nguyễn Minh Châu

Sau năm 1975, đất nước ra khỏi hoàn cảnh thời chiến, bước vào giai đoạn xây dựng, phát triển trong quĩ đạo hòa bình, mở ra cho văn học những tiền đề mới. Vốn giàu tâm huyết với văn chương, luôn trăn trở về một nền văn học xứng đáng với sự kì vọng của nhân dân, Nguyễn Minh Châu sớm ý thức được yêu cầu phải đổi mới tư duy văn học. Bắt đầu từ truyện ngắn Bức tranh (1982), ngòi bút của ông dành sự quan tâm đặc biệt cho các vấn đề thế sự. Từ cảm hứng sử thi - lãng mạn từng làm nên vẻ đẹp rực rỡ của các tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng, Cửa sông, Dấu chân người lính, ông chuyển dần sang cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường. Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Hai tập truyện ngắn Người đàn hà trên chuyến tàu tốc hành (1983) và Bến quê (1985) đã đưa tên tuổi Nguyên Minh Châu lên vị trí "người mở đường tinh anh và tài năng" của văn học nước ta thời kì đổi mới sau năm 1975.

BÀI CÙNG NHÓM