Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Hình ảnh người lính Việt Nam nói chung và những người lính thời kỳ chống Pháp nói riêng từ lâu đã đi vào văn chương như một nguồn thi cảm. Các nhà thơ viết về người lính với tất cả niềm kiêu hãnh, tự hào. Giữa muôn vàn những tác phẩm như vậy, "Tây Tiến" là bài thơ có vị trí đặc biệt. Dù ra đời vào năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, vậy mà hơn nửa thê' kỷ sau, chất lãng mạn - hào hùng của tác phẩm vẫn còn sức hấp dẫn lay động, làm say mê bao nhiêu tâm hồn. Trong "Tây Tiến" người ta thấy hiện lên sừng sững bức tượng đài người lính. Những con người rất thật, rất đẹp, rất có hồn, trường tồn, bất tử mãi mãi với không gian, thời gian!

Thật vậy!

Khi gấp trang "Tây Tiến" lại, nhiều người trong số chúng ta có thể tìm ra lời giải đáp cho ranh giới giữa sự giống và khác nhau trong các tác phẩm văn chương.

Thực ra "Tây Tiến" không phải một tác phẩm có đề tài mới lạ. Tất cả những gì mà nó thể hiện cũng chỉ xoay quanh hình ảnh người lính. Nhưng ở "Tây Tiến" người ta không thấy những đau thương mất mát đến bi lụy, lại càng không thấy những lời cổ vũ hô hào đến sáo mòn. Người lính của Quang Dũng đã khước từ khuôn mẫu gò bó để đến với đời thực, với hiện thực kháng chiến gian khổ bộn bề. Chính tính chân thực ấy đã tạo khả năng hướng ngoại cho tác phẩm, tạo mốì dây liên kết gắn bó giữa hình tượng thơ và độc giả trong suốt chặng đường lịch sử dài. "Tây Tiến" đã tái tạo và bất tử được hình ảnh binh đoàn Tây Tiến đẹp rạng ngời. Những người lính Thủ đô đi vào cuộc kháng chiến mang theo vẹn nguyên cái mộng mơ của người con đất Hà Thành. Bài thơ cứ miên man trong nỗi nhớ, để rồi từ đây, một thời gian khổ, một thời mê say được gợi lại. Đoàn binh Tây Tiến đến với chúng ta không chỉ với tư cách những chiến sĩ từng trải qua khộ khăn gian khổ mà còn với tư cách những chàng trai lãng mạn nhưng không kém kiêu dũng. Đối với mỗi người con Việt Nam, họ đã trở thành anh hùng trong trang sử vàng dân tộc.

Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên, trước hết là qua dòng hồi tưởng chan chứa đong đầy của nhà thơ. Đây cũng là một nét khác biệt của tác phẩm.

Không giống như nhiều bài thơ khác được ghi lại ngay sau các sự kiện lịch sử, Tây Tiến chỉ đơn thuần như những kỷ niệm riêng của Quang Dũng về một thời gian khổ mê say. Vì vậy, tính thời sự chỉ mất đi chút ít, nhưng tính trữ tình lại được thêm vào rất nhiều. Đó là nỗi nhớ ắp đầy trong khoảng trông câu chữ, mà lúc nào đọc lên người ta cũng xúc động nghẹn ngào. Cả bài thơ, kỷ niệm lúc nào cũng thi nhau gợi về, tưởng như nỗi nhớ đã có từ lâu lắm, để rồi đến hôm nay mới có dịp vỡ òa:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Câu thơ như lời gọi mời, gợi nhớ, gợi nhắc về một thời quá khứ gian khổ mà đẹp vô cùng. Mở đầu bài thơ, người chiến sĩ Tây Tiến không hiện lên trực tiếp mà gián tiếp qua hình tượng "Sông Mã". Dòng sông Mã không chỉ là chứng nhân lịch sử đồng hành cùng binh đoàn Tây Tiến mà còn là biểu tượng cho những chiến sĩ Tây Tiến oai hùng. Đứng ở hiện tại và đưa mắt về quá khứ, trong Quang Dũng dâng tràn một cảm xúc khó tả. Nỗi nhớ "chơi vơi". Người đọc như được nhập thân vào với tác giả để cảm nhận những thổn thức, mong mỏi, khát khao trong lòng người. Dường như trong nỗi nhớ ấy là cả chút gì hụt hẫng, nao lòng, cứ mơn man, lan tỏa, thấm sâu vào cảnh vật, con người. Đó cũng là xuất phát điểm của bài thơ, để từ đó nỗi nhớ nhung của nhà thơ tự nó gọi về, tạo nên một “Tây Tiến” bất hủ.

Trong dòng hồi ức của Quang Dũng, người lính Tây Tiến hiện lên song hành với biết bao khó khăn, gian khổ.

Khi nói đến chiến tranh, ấn tượng muôn đời bao giờ cũng là sự đau thương, chia lìa, sự tang tóc, buồn thảm. Đời lính chiến đấu vì thế không thể tránh khỏi những vât vả, khó khăn. Nhưng ngoài những khó khăn chung toàn đất nước thời ấy, người lính Tây Tiến còn phải chịu đựng nhiều khó khăn riêng do địa hình đóng quân khắc nghiệt, hiểm trở mang lại:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thảm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

"Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Hai câu thơ là bốn nét vẽ gian khổ đầy ấn tượng. Nếu câu thơ đầu gieo hầu hết thanh trắc thì câu thơ thứ hai lại gieo 9/14 thanh bằng. Cái tài của Quang Dũng là dù gieo thanh bằng hay thanh trắc vẫn giúp người đọc nhận ra cái trúc trắc gập ghềnh đầy hiểm nguy của địa hình. Quả thực "thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa". Hàng loạt từ láy "khúc khuỷu", "thăm thẳm" được đặt cạnh nhau tạo nên hiệu quả cộng hưởng ngôn ngữ rất cao. Những hình ảnh thơ nối nhau liên tiếp đã gợi cho người đọc hình dung liên tưởng về không gian mở. Không chỉ sâu mà còn rất rộng, không chỉ cao mà còn rất xa. Dường như khó khăn cứ chất chồng như từng dãy núi trùng trùng, điệp điệp.

Điều đặc biệt là những chiến sĩ Tây Tiến lại có cái nhìn rất trẻ trung, tinh nghịch và lãng mạn về hiện thực gian khổ ấy. Trong đôi mắt họ, hiện thực dù gian khổ đốn đâu cũng vẫn có nét đẹp, niềm vui riêng. Họ vẫn có thể "miệng cười buốt giá" trước mọi gian lao:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.

Câu thơ, tự nó đã tách ra làm hai phần. Nếu bôn tiếng thơ đầu còn diễn tả sự gian khổ, thì ba tiếng thơ sau đã ánh lên chút trẻ trung đầy lãng mạn. Từ láy "heo hút" được đảo lên đầu như một điểm nhấn quan trọng cho câu thơ. Quang Dũng đã rất tinh tế khi sử dụng "heo hút” chứ không phải "hun hút". Hai từ láy thoạt nhìn có thể giống nhau, nhưng thực chất lại có ý nghĩa biểu đạt khác nhau. Nếu "hun hút" gợi được chiều sâu và chỉ chiểu sâu mà thôi thì "heo hút" vừa gợi tả độ sâu, vừa đánh thức cảm giác trông trải, lạnh lẽo, hoang vắng, quạnh hiu. Sự trống vắng ấy do địa hình tạo nên và đã có ảnh hưởng rất lớn đến con người. Trước không gian, rợn ngợp, con người vốn đã bé nhỏ nay lại càng nhỏ bé hơn. Nhưng nhưng cái "tâm" thì không biên giới, không độ cao nào có thể ngăn trở. Càng trong gian khó, hiểm nguy, sự can trường cũng như tinh thần lạc quan của người chiến sĩ càng cất cánh. Hình ảnh "súng ngửi trời" thể hiện một chút dí dỏm, trẻ trung, một chút tinh nghịch, đáng yêu, đáng mến. Cũng chẳng có gì là lạ, bởi binh đoàn Tây Tiến đều xuất thân từ những thanh niên Thủ đô tuổi đời còn rất trẻ. Họ vẫn còn thiết tha yêu cuộc đời. Ý thơ ấy sao mà giống với "đầu súng trăng treo" của Chính Hữu. Thì ra ở trong cùng một hoàn cảnh chiến đấu, những ý tưởng lớn đã gặp nhau và tạo ra mối liên kết bền chặt giữa những con người có cùng mục đích sống. Vượt lên trên cả hoàn cảnh, đó chính là tâm hồn người chiến sĩ.

Có thể nói, những khó khăn gian khổ đã trở thành một phần không thể thiếu của đời lính và trở thành nỗi ám ảnh in sâu trong tiềm thức tác giả. Quang Dũng không bao giờ có thể nào quên.

"Chiều chiều oai linh thác gầm thét.

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người".

Nhà thơ đã tái tạo lại hình ảnh điển hình, sống động nhất về một thời đầy khó khăn, thử thách. "Chiều chiều", "đêm đêm" là những khoảng thời gian ước lệ, không rõ là buổi chiều hay buổi đêm nào. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc không phải một chiều, một đêm mà là rất nhiều. Những khó khăn gian khổ như trái dài cùng năm tháng.

Khi mở đầu bài thơ "Tây Tiến", ấn tượng đầu tiên hiện về trong Quang Dũng là những kỷ niệm về một thời gian khổ. Hình tượng người lính Tây Tiến luôn xuất hiện song hành với những khó khăn. Trên mỗi bước đường họ đi qua đều có những hiểm nguy không chỉ từ kẻ thù mà còn từ thiên nhiên đem lại. Nhưng cũng như bao người lính khác, khó khăn không làm chùn bước con người mà chỉ nâng tầm con người lên. Thật đáng khâm phục khi trong hoàn cảnh nào, họ vẫn lạc quan đầy trẻ trung tinh nghịch. Chính nét tinh thần quý báu ấy đã tạo nên sức sông trường tồn của Tây Tiến với muôn đời.

Không chỉ biết đối mặt với hiện thực khó khăn, mà còn hơn thế nữa, hình ảnh người lính Tây Tiến còn hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn vô cùng - một nét đẹp của những người con đất Hà Thành ngày xưa.

Khi xung pha trận mạc, người lính Tây Tiến có thể trở thành những anh hùng chiến đấu anh dũng quả cảm, nhưng trong giờ phút giải lao, họ cũng thật gần gũi, thật chân thành. Bỏ lại những mũi đạn, hòn tên, gạt sang một bên những lo toan kháng chiến bộn bề, họ trở về với đúng tâm hồn mình: những tràng trai trẻ tuổi hào hoa mơ mộng rất bình dị giữa đời thường. Qua lãng kính lãng mạn của họ, một buổi liên hoan văn nghệ bông chốc trở thành một đêm hội:

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên mạn điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"

Không gian đêm hội đuốc hoa hiện lên thực rực rỡ lung linh, ngập tràn ánh sáng. Câu thơ trước như gọi câu sau. Nhạc thơ ngọt ngào du dương nhưng vẫn toát lên niềm vui, niềm rạo rực đương bồi hồi trong ngực trẻ. Cộng hưởng với âm nhạc của câu chữ là âm thanh của tiếng khèn. Tất cả hòa quyện vào nhau, như vảy gọi, chào mời, như gợi thương gợi nhớ, như trì núi, vấn vương. (Dường như đọc câu thơ, không phải người). Và dường như không phải đọc thơ rồi tìm thây Quang Dũng trong thơ mà chính nhịp lòng náo nức mê say của người lính Tây Tiến đã tỏa rạng để dệt nên những vần thơ bất hủ.

Nếu ở khổ thơ đầu người ta còn thấy Quang Dũng đắm mình trong hồi tưởng về một thời gian khổ thì đến đây, những xúc cảm ấy quả thực, tâm hồn người chiến sĩ Tây Tiến là cả một thế giới rộng sâu. Đi vào khám phá thế giới ấy, có những khi cái ta bắt gặp không phải là niềm vui, mà là những kỷ niệm buồn. Nét "bi" trong mỗi con người chiến sĩ Tây Tiến cũng thật đặc biệt: "bi” nhưng không "lụy", "bi" nhưng không gắn liền với nước mắt. Nối buồn ở đây gắn với nỗi nhớ thật dìu dịu, nhè nhẹ mà như mơn man, lan tỏa. Nỗi buồn đậm chất lãng mạn, mộng mơ. Mọi hình ảnh của thực tại đều bị nhòa đi rồi hoàn toàn biến mất, nhường chỗ cho miền nhớ miền thương đang thi nhau gọị về:

"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa".

Nhịp thơ đột ngột chuyển. Từ những dòng thơ sôi nổi, náo nức, mê say bỗng chuyển sang bâng khuâng (pha chút ngậm ngùi, hình ảnh thơ giờ lại càng mờ mờ, ảo ảo). Vì vậy tính chất lãng mạn ở đây như được nhân lên gấp đôi. Từng vần thơ sâu lắng cứ vang vang rồi in đậm, khắc sâu trong tiềm thức độc giả.

Có thể nói khổ thơ này Quang Dũng gợi nhiều hơn tả. Nhà thơ mở ra không gian hư hư thực thực bằng hình ảnh buổi "chiều sương ấy". Dường như chữ "chiều sương" đã gọi nhớ, gợi thương cho nhà thơ nhiều quá, để từ đây hoài niệm ùa về. Chi một từ "ấy" thôi mà có sức đẩy hoài niệm về một miền rất xa trong quá khứ. Câu thư cứ ắp đầy một nỗi nhớ niềm thương khó tả.

Cái hay của Quang Dũng là ông đã dùng chính sự lãng mạn của người lính Tây Tiến để tạo ra nhiều vần thơ đầy mộng mơ. Khổ thơ không gợi ra nhừng hình ảnh, chi tiết cụ thể mà chỉ là những "dáng”, những "hình". Có cảm giác như trong nỗi niềm nhớ thương, Quang Dũng đã nắm bắt được toàn bộ thần thái sự vật và bất tử nó trong thi ca. Cảnh vật được nhìn qua lăng kính nhớ thương vì vậy trở nên mờ mờ, ảo ảo, hư hư, thực thực. Hai tiếng "có thấy", "có nhớ" gieo thanh trắc như những nốt nhạc vút cao của khổ thơ, gợi nhắc con người về một thời quá khứ một cách thiết tha, ân tình. Từ cái nhìn trực giác (có thấy) đốn cái nhìn trong tâm tưởng (có nhớ) là cả sự chuyển biến trong cảm xúc. Dường như trái tim, tâm hồn của cố nhân (Quang Dùng) đã được đánh thức, để rồi từ đây chỉ còn lại những vãng đọng cùng nỗi buồn mênh mang trong lòng người.

Điếm nhấn của nỗi nhớ ây hướng về một hình ảnh đặc biệt: "trôi dòng nước lũ hoa đong đưa". Câu thơ gợi ra hai hình ảnh đối lập: một mạnh mẽ (dòng nước lũ); một nhẹ nhàng, khe khẽ, dịu êm (hoa). Phải chăng hình ảnh "hoa đong đưa” không còn là hình ảnh thực nữa mà đã trở thành nỗi nhớ, niềm thương tác giả? Chữ "đong đưa" được dùng rất tinh tế. "Đong đưa" chứ không phải "đung đưa". Bởi "đung đưa" chỉ có thể diễn tả trạng thái chuyển động, còn "đong đưa" diễn tả cả ánh mắt. Có lẽ nào hình ảnh "hoa đong đưa", cộng hưởng với (dáng người trên độc mộc) đã ngầm gợi lên hình ảnh người con gái? Nhìn dưới góc độ ấy thì tâm hồn người chiến sĩ Tây Tiến thật lãng mạn quá, đáng trọng đáng mến đến vô cùng.

Có thể nói người lính Tây Tiến là những chàng trai biết vượt lên trên hoàn cảnh. Chiến tranh ác liệt với máu, với đạn lửa và nước mắt không thể xóa đi sự lãng mạn trong tâm hồn họ. Kể cả khi ranh giới giữa sự sống với cái chết liền kề, họ vẫn cất cao tiếng hát yêu cuộc đời. Họ lãng mạn cả khi buồn. Họ mộng mơ cả khi vui. Chính nét đẹp tâm hồn ấy đã đưa họ đến gần với mọi thế hệ độc giả, và bất tử họ trong lòng người đọc muôn đời.

Không chỉ biết đối mặt với hiện thực gian khổ, sống lãng mạn, mộng mơ, người lính Tây Tiến còn hiện lên với tư cách những anh hùng với tráng chí ngất trời..

Đối với người lính nói chung và binh đoàn Tây Tiến nói riêng, đã bước vào chiến tranh là phải chấp nhận đau khổ, hi sinh, mất mát. Nhưng ngời sáng ở những con người Tây Tiến oai hùng là cách tiếp nhận hiện thực bình thản đến lạ kỳ. Họ biết tự biến gian khổ, khốc liệt thành niềm kiêu hãnh tự tôn cho chính mình:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm"

Ta đã từng thấy một "Tiểu đội xe không kính" dí dỏm trong thơ Phạm Tiến Duật thì nay lại thấy một "đoàn binh không mọc tóc" trong thơ Quang Dũng. Người lính Tây Tiến tự gọi tên đoàn binh của mình khá thú vị. Trong câu thơ người ta thấy chút ngang tàng của người lính trẻ tuổi. Tóc không mọc không phải vì bị bệnh mà vì 'không thèm" mọc. Cộng hưởng vào đó là nét kiêu hùng. “Quân xanh màu lá dữ oai hùm". Hoàn cảnh thiếu thốn gian khổ chỉ là điều kiện tôi luyện thêm khí phách anh hùng cho người lính Tây Tiến. Đọc câu thơ người ta thấy phơi phới một niềm tin tưởng, lạc quan vào cuộc đời và in đậm một tráng chí hùng dũng.

Mục đích của Quang Dũng khi sáng tác "Tây Tiến" không phải để dựng lên hình tượng người chiến sĩ tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ chỉ là tấm chân tình mà nhà thơ gửi đến đồng đội cho vợi đi nỗi nhớ đơn vị cũ. Nhưng chính tính chân thực trong cảm xúc đã cho người đọc một tấm chân dung sông động về người lính Tây Tiến. Họ không hiện lên với khuôn mẫu của tráng trí, anh hùng mà cũng rất đỗi lắm mộng, nhiều mơ:

"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

Nếu câu thơ thứ nhát nhấn mạnh chữ “mộng” thì câu thơ thứ hai nhấn mạnh chữ "mơ". Câu thơ mang vẹn nguyên cả ước vọng và điểm đến cuổì cùng cúa đời lính Tây Tiến. Chữ "trừng” được sử dụng khá độc đáo. Người đọc có cảm tưởng như mọi ước mơ khao khát tận đáy lòng đã trào dâng và đong đầy trong ánh mắt người lính. "Trừng" là động từ mạnh lại được đặt cạnh "mơ" - lúc đầu ngỡ như một sự khập khiễng. Nhưng thực ra câu thơ rất giàu giá trị biểu cảm. Từ "trừng" không có nghĩa trừng trị, dọa nạt mà thể hiện cái nhìn đau đáu, khôn nguôi, những nhung nhớ, khát khao đến khắc khoải. Câu thơ như trùng xuống trong xúc cảm bâng khuâng dâng tràn. Tứ thơ ấy gợi nhắc đến hình ảnh thơ quen thuộc:

"Những đêm dài hành quán nung nấu

Bỗng bồn chồn nhá mắt người yêu".

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

Thì ra bao giờ cũng vậy, đích đến cuối cùng của những người lính luôn là hạnh phúc. Nỗi nhớ của họ hướng cả về "dáng kiều thơm" nào đó ngoài cuộc đời. Họ ra đi chiến đấu vì tự do, độc lập, nhưng trước hết là vì cuộc sống tương lai hạnh phúc mà họ khao khát. Chính vì vậy mà "dáng kiều thơm" trở thành điểm tựa, niềm hi vọng để tiếp thêm cho họ sức mạnh chiến đấu và chiến thắng.

Những ngựời lính Tây Tiến sông anh hùng mà chết cũng anh hùng. Nhưng không lúc nào trong bài thơ ta thấy hiện lên nét sầu thương, ai oán, bị lụy, não nùng. Ngay cả khi viết về cái chết, Quang Dũng vẫn nhấn mạnh cái dũng khí hùng tráng của đoàn binh Tây Tiến:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời"

"...Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chảng tiếc đời xanh"

"Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Ba lần Quang Dũng nhắc tới sự hi sinh, nhưng lần nào cũng là hình ảnh ẩn dụ để tránh đi từ "chết". Dường như khi người lính Tây Tiến ngã xuống chỉ là khi anh tạm nghỉ chân trước cuộc đời. Cái chết không đồng nghĩa với ngừng chiến đấu vì tâm hồn, vì ước nguyện của anh sẽ mãi trường tồn với thời gian. Anh ngã xuống nhưng vẫn kịp trao ngọn lửa tuổi trẻ cho những đồng đội tiếp tục con đường Cách mạng vinh quang. Sự hi sinh của các anh làm người đọc không khỏi nghẹn ngào: "Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Chữ "rải rác" được đảo lên đầu câu, nhấn mạnh cho sự quạnh quẽ, lạnh lẽo, hoang vắng. Người đọc thây xót xa thay cho những người con chiến đấu vì Tổ quốc mà phải gửi xác nơi xứ người. Nhưng đốì với người trong cuộc họ không cảm thấy xót xa đau đớn.

"Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Câu thơ gợi nhắc người đọc về ý thơ Nguyễn Đình Thi: "Người ra đi đầu không ngoảnh lại”. Câu thơ giống như một cái hất đầu ngạo nghễ, bất chấp khó khăn, bỏ mặc sự chết chóc cận kề, những người lính Tây Tiến vẫn kiên định trong ý chí, ngạọ nghễ trong phí phách. Đó là tư chất người anh hùng.

Nói về sự hi sinh của người lính, tác giả mượn hình ảnh áo bào. Câu thơ vừa mang sắc thái trang trọng, vừa giảm bớt sắc thái bi lụy buồn thương. Đằng sau câu chữ là cả sự sẻ chia, đồng cảm cũng như trân trọng, yêu thương chân thành mà tác giả dành cho người lính Tây Tiến.

Cuối khổ thơ hình ảnh sông Mã một lần nữa trở lại: Sông Mã được nhân hóa như một chứng nhân lịch sử theo suốt dọc cuộc đời binh đoàn Tây Tiến. Mở đầu bài thơ hình ảnh Tây Tiến được đi liền với đoàn binh thì đến cuối bài, chỉ còn "sông Mã gầm lên khúc độc hành" khúc nhạc cô đơn, buồn thương khiến ta cảm động. Nỗi nhớ thương của lòng người đã hóa thân vào dòng sông hay chính dòng sông ấy chở đi khúc ca đau đớn của con người? Câu thơ gợi lên sự hi sinh trong tráng chí, tư thế người anh hùng.

Có lẽ hình tượng người lính Tây Tiến đã trở thành bất tử với muôn đời. Dòng lịch sử có thể đổi thay nhưng mọi thế hệ sau vẫn gợi nhấc đến các anh như hình tượng đẹp đẽ nhất. Qua dòng hồi tưởng của Quang Dũng, những chiên sĩ Tây Tiên hiện lên trong sự đối mặt với khó khăn, gian khổ nhưng lúc nào cũng lạc quan phơi phới yêu đời. Họ ra đi mang theo vẹn nguyên sự lãng mạn, mộng mơ của con người Hà Nội. Họ sống anh hùng, hi sinh cũng anh hùng. Vđi âm hưởng thơ lúc dự dội, khi sôi nổi, lúc lại vang vọng, trầm lắng, bài thơ đã dẫn hồn người đọc trở về một thời quá khứ xưa, để cùng lắng cảm trong nỗi nhớ thương da diết của Quang Dũng về những đồng đội anh hùng.

"Tây Tiến" đã trở thành một kỷ niệm đẹp trong lòng người đọc. Hình ảnh đoàn binh Tây Tiến cứ mãi gợi nhắc trong lòng ta về một thế hệ tuổi trẻ. Hình ảnh thơ luôn quân lấy ta, khiến ta xúc động nghẹn ngào bởi:

"Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sẩm Nứa chẳng về xuôi”.

BÀI CÙNG NHÓM