Anh (chị) hiểu và suy nghĩ như thế nào về ý kiến cho rằng: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người. Chứng minh bằng các dẫn chứng văn học cụ thể

Văn học là một trong những loại hình văn học nghệ thuật có mặt từ rất sớm, gắn bó thiết thân và có tác động sâu sắc đến đời sống con người. V.Huy-gô đã từng nhận định: “Nghiên cứu những dạng xấu những dạng dị tật của xã hội và để chúng lên để sứa chữa là công việc mà trong đó nhà văn không được phép chọn lựa”. Bới vì, xét đến cùng, ý nghĩa đích thực của văn học là nhân đạo hóa con người.

Tác phẩm văn học là sự phán ánh thế giới khách quan qua chủ quan của tác giả, bản thân nó đã ẩn chứa trong đó những tư tưởng, tình cảm cúa người viết, những khát vọng sâu sa trước cuộc đời, trước những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống con người. Nhà văn Nga Tôn-xtôi đã từng viết: “Mỗi tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. Nữ văn sĩ Pháp El-sa Tri-sô-lét thì diễn tả tình cảm ấy bằng hình ảnh thật cụ thể: “nhà văn là người cho máu”. Đó là tình yêu thương chân thành nên có ý nghĩa tác động sâu sắc đến độc giả. Một trong những nội dung làm nên giá trị của một tác phẩm văn học chính là giá trị nhân đạo của nó.. Nhân đạo là tình cảm yêu thương gắn bó, quí trọng và bảo vệ con người. Chủ nghĩa nhãn đạo trở thánh một trong những nội dung cư bản để thẩm định giá trị của tác phẩm, ý nghĩa dách thực của văn học là ở việc nhân đạo hóa cho người tức làm cho “người gần người hơn”, nó giúp cho người ta biết yêu thương và được yêu thương. Tại sao văn học lại làm nên được điều kì diệu này? ý kiến đề cập đến những vấn đề thuộc về đặc trưng, chức năng của văn học. Đầu tiên, những tác phẩm đang được chúng ta bàn đến ở đây là những tác phẩm chân chính. Nói điều này bởi văn học nói chung tồn tại vì con người,, nâng cao phẩm giá của con người nhưng cũng không hiếm những tác phẩm văn chương làm hạ thấp phẩm giá con người. Có những tác phẩm là kết quả của sự thao thức trăn trở nhưng cũng có những tác phẩm chỉ là một thứ công cụ phục vụ cho những mục đích bất chính - không hơn. Mặt khác, nói tới quá trình nhân đạo hóa của văn học không phải chí là khả năng gợi lòng trắc ẩn, sự thương cảm đối với những cảnh ngộ trong cuộc sống mà còn bộc lộ ở sự tự ý thức về bản thân, tự nhận diện bản thân trước, những điều xấu, tốt, thiện, ác mà tác phẩm gợi lên. Là sự thanh lọc tâm hồn của văn học hay một hình thức “sám hối” cũng chính là vì lệ đó. Văn học có chức năng nhận thức, mang đến cho con người những hiểu biết về cuộc sống; chức năng giáo dục, giáo dục con người từ những nhận thức đó mà thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi hành động cho phù hợp; giá trị thẩm mĩ nhằm hướng con người đến với những cái thuộc về chân, thiện, mĩ, hướng họ đến với cái đẹp. Những giá trị đó, xét cho cùng đều nhằm mục đích làm cho con người và đời sống tâm hồn của họ ngày càng trớ nên tốt đẹp hơn, tức cũng chính là có giá trị nhàn đạo hóa con người. Nhận thức được về cuộc sống, con người sẽ thấy đâu là những hiện tượng tích cực cần ngợi ca, đâu sẽ là những cái tiêu cực, xâ'u xa đành phê' phấn. Người ta sẽ biết được đâu là cái đúng, là điều nên làm, đâu là cái mình nên tránh... Giá trị giáo dục tác động đến con người chủ yếu theo con đường tình cảm nên rất dễ phát huy tác dụng. Từ các hiện thực của cuộc sống đó, văn học chi ra cho con người cách thay đổi cuộc sống, cách thay đổi bản thân, thay đổi chính mình, làm cho mình ngày càng tốt đẹp hơn, ngày càng tiến gần hơn đến với những tiêu chuẩn thẩm mí của cái đẹp. Người ta sẽ còn chìm trong u mê, tăm tốì nếu như không nhận thức được vấn đề. Bởi vậy nên khi ý thức được về cái đẹp một cách sâu sắc, đồng thời một cách vừa vô thức, vừa có ý thức, người tá sẽ hướng mình theo những cái đẹp đó, nghĩa là xét cho cùng, con người đang ngày càng trở nên nhân đạo hơn. Một lí do nữa khiến cho tác phẩm văn học đích thực có ý nghĩa nhân đạo hóa con người bởi vì tác phẩm văn học chính là sự phản ánh thế giới chủ quan, tâm tư, tình cảm của tác giả. Bàn thân tình cảm lại là một thứ rất dễ lây lan. Một cách nhanh chóng, những tình cảm tốt đẹp cùa tác giả sẽ’ tác động, ánh hưởng đến độc giả, thấm dần vào trong họ và khiến cho họ cũng sẽ nảy sinh tình cảm tương tự. ở đây, nói nhân đọa hóa để nhấn mạnh sức cám hóa mạnh mẽ của nghệ thuật. Nhận thức được vai trò, tấc dụng to lớn này của văn học, càng cần thiết phái sử dụng chúng như một thứ vũ khí “thanh cao và đắc lực” để “ca ngợi tình thương yêu, lòng bác ái, sự công bình”, để làm cho “người gần người hơn”.

Văn học xưa nay vẫn có tác dụng to lớn trong việc tác đông đến nhận thức và tình cảm cúa con người. Nguyễn Đình Chiểu thời' trung đại đã từng khẳng định ý nghĩa đó của văn học:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thăng gian bút cliảng tà’’

Sóng Hồng trong những vần thơ của mình luôn sáng tác theo mục đích:

“Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ

Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”

Còn Hồ Chí Minh thì luôn coi “Văn học nghệ thuật là một mặt trận” và “anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận đó”... Tất cả các ý kiến đó và rất nhiều ý kiến khác nữa đều hướng đến việc khẳng định giá trị to lớn của văn học trong việc thế hiện đời sống, tác động đến tâm tư, tình cảm của con người, mà như đã nói ở trên, cuối cùng, đó củng chính là mục đích nhân đạo hóa con người.

Giá trị nhân đạo của văn học thể hiện trước hết ở việc văn học đưa đến cho con người những câu chuyện, những tấm gương đẹp khiến người ta phải nhìn vào đó mà suy nghĩ, mà nhìn nhận lại mình. Hẳn mỗi chúng ta không thể không một lần được nghẹ đến ảnh hưởng của những tác phẩm văn hộc của Nga đến tầng lớp thanh niên Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân, đế quốc như thế nào. Đã có một thời kì những cuốn sách như “Ruồi trâu”, “Thép đã tôi thế” đấy trở thành cuốn sách gối đầu giường của biết bao thanh niên yêu nước Việt Nam. Họ say sưa đọc, say sưa với lý tưởng cách mạng mà những người thanh niên Nga đã theo đuổi, và cũng từ ảnh hưởng của những cuốn sách đó, đã có rất nhiều thanh niên Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước, trong đầu luôn văng vẳng những lời tự nó vớí lòng mình của Pa-ven Cooc-sa-ghin: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần, hãy sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Nền văn học Việt Nam xưa nay cũng đã mang đến cho con người biết bao hình tượng văn học trở thành tấm gương cho con người nhận thức lại mình. Là cô Tâm, Thạch Sanh, là những người em tốt bụng, hiên lành .trong câu chuyện cổ tích; là những bậc “nam nhi đại trượng phu” suốt đời đi theo hai chữ trung hiếu nhưng vẫn “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” và đặc biệt là tấm gương của “Lớp cha trước, lớp con sau. Đã thành chiến sĩ chung câu quân hành” trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Đó có thể là câu chuyện cảm động của những cô gái gỡ bom trong “Những ngôi sao xa xôi”, có thể là cả một tập thể anh hùng trong “Rừng xà nu”; có thể là câu chuyện của những con người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho cuộc chiến đấu của dân tộc trong “Lặng lẽ Sa Pa”; Có thể là những cô gái, chàng trai tré măng đã công hiến tuối thanh xuân cúa mình cho cuộc kháng chiến của dân tộc như chị em việt, Chiến (Những đứa con trong gia đình), như Nguyệt,, Lãm (Mảnh trăng cuối rừng); Có thể là những anh chiến sĩ trên bay Tân Sơn Nhất hi sinh khi đang đứng bắn, để lại “dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ”... Tất cả họ sẽ luôn là những tâm gương ngời sáng khiến cho muôn đời sau người t vẫn phải luôn suy nghĩ, tự nhận, thức về bài học của cuộc sống, tự nhận thức về giá trị đích thực của cuộc sống là sống có nghĩa, từ đó mà nhận thức và thay đổi bản thân mình, để bản thân mình ngày càng hoàn thiện hơn, ngày càng tốt đẹp hơn.

Không chỉ có giá trị nhân đạo hóa con người từ những tấm gương sáng, văn học còn có vai trò đặc biệt trong việc phản ánh hiện thực đen tối từ đó lên án, phê phán, khiến người ta biết ghê tởm, xa lánh những cái xấu xa trong xã hội. Vũ Trọng Phụng đưa ra một hiện thực xã hội “chó đểu”, nhố nhăng của thời buổi Tây Tàu lẫn lộn, với nhưng Xuân tóc đỏ, Phó Đoan, Văn Minh, những Nghị Hách, thị Mịch.., bày tỏ sự phản ứng của mình với hiện thực đồng thời qua đó cũng lôi kéọ được ở độc giả những tình cảm tương tự. Chúng ta cưới trước những sự lố bịch ấy nhưng đằng sau tiếng cưỡi là rất nhiều những trăn trở, băn khoăn. Đó cũng là những gì người ta bắt gặp trong những tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán nổi tiêng thế giới như Sê-khốp, Ban-zăc... Lên án, tố cáo cái xấu vì thế cũng là một cách hữu hiệu để nhàn đạo hóa con người. Việc mô tẳ một cách chân thực cuộc sống bất hạnh của con người như bi kịch của cái nghèo, đói trong tác phẩm Ngô Tất Tố, bi kịch bị cướp đi mất nhân hình và nhân tính, bị cướp đi mất quyền làm người trong tác phẩm của Nam Cao... sẽ mãi là những hình ảnh ám ánh con ngúời ta, bồì dưỡng tâm hồn cort người biết rung động trước cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình.

Khó có thể chỉ trong một vài trang văn mà nói hết được khả năng nhân đạo hóa con người của những tác phẩm văn học đích thực. Nhưng quả thực, một tác phấm văn học chân chính luôn mang đến cho con người cho con người rất nhiều những tình cảm, cảm xúc chân thực, có thể là sự phẫn nộ, lên án, hay đồng cảm, xót thương nhưng cuối cùng đều khiến cho tâm hồn học trở nên trong sáng hơn, nhạy cảm và dễ rung động hơn. Một tác phẩm văn học đích thực đến với bạn đọc như một cuộc đối thoại, tâm tình để người sáng tác và độc giả cùng sẻ chia, như một lần M. Gorki đã nói: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người hơn”.. Những tác phẩm văn học chân chính sẽ mãi mang đến cho con người rất nhiều vấn đề của cuộc sống, khiến cho họ vui buồn, giận hờn, căm ghét, xót xa vì nó... Văn học vì thế sẽ mãi là tiếng nói yêu thương, bào vệ và quý. trọng con người, vì hạnh phúc của con người và lảm con người ngày càng trớ nên hoàn thiện hơn.

BÀI CÙNG NHÓM