Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng phát hiện:
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”
Đúng vậy, ai cũng mang trong mình một quê hương và Nguyễn Duy cũng vậy. Cho dù đi đâu, làm gì, ông cũng không quên được quê hương của mình - quê hương Thanh Hóa, không quên tri ân người bà thân yêu của mình. Bài thơ Đò Lèn đã được ra đời như vậy.
Bài thơ "Đò Lèn" được viết năm 1983, trong dịp nhà thơ trở về quê hương, sông với hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu. Cái thời tuổi nhỏ hồn nhiên nhưng cũng thật vô tình.
Toàn bộ bài thơ là một dòng hồi ức xa xưa ùa về, ngay từ khổ đầu tác giả đã nhớ lại rất rõ nét, chi tiết những trò chơi thuở nhỏ của mình.
“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”
Bốn dòng thơ của khổ thơ đầu tiên, đã tái hiện lại cảnh vui chơi “câu cá, đi chợ, bắt chim sẻ” và có cả những trò nghịch dại “ăn trộm nhãn”. Nốì tiếp dòng hồi tưởng ấy vẫn là cảnh vui chơi
“Thuở nhỏ tôi lên chơi đền
Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùa huệ tráng quyện khói trầm thơm lắm
Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”
Haỉ khổ thơ đầu là hai dòng hồi tưởng của tác giả về tuổi thơ của mình, tác giả không chỉ nhớ lại mà còn tự trách sự vô tình của mình vởi nỗi vất va cua bà:
“Tôi đầu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ả đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”
Nguyễn Duy đã rất khéo léo tạo nên hai cực đối lập, sự vô tư, trẻ con của mình. Tác giả đã làm nổi bật lên sự vất vả của bà. Từ “thập thững” đã nói lên tất cả. Trong bài thơ Bên kia sông Đuống, nhà thơ Hoàng cầm đã viết:
“Bước cao thấp bèn bờ tre hun hút”
“Bước cao thấp” mới chỉ diễn tả được quãng đường không bằng phẳng khiến người bước không chắc nhưng Nguyễn Duy lại viết khác “Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”. Câu thơ không chỉ gợi ra sự chông chênh của con người, sự gồ ghề của mặt đường mà người đọc còn cảm nhận được sự nặng nhọc của gánh hàng trên vai người bà. Bà đã cam chịu mọi vất vả, khó nhọc để cho cháu có một cuộc sông ấm no. Tác giả nhận ra:
“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực
giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần
cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe tham mình huệ trắng, hương trầm”
Tình cảm mà tác giả dành cho bà của mình rất sâu nặng, thể hiện đặc biệt trong khổ thơ cuồi:
“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”
Đối với tác giả, hình ảnh người bà hiện lên luôn chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng mọi khó khăn. Khi “bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất”, vậy mà “bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”. Và khi bà đã không còn thì tác giả mới nhận ra mình thương bà thế nào. Có thể thấy cách thương bà của tác giả rất đặc biệt. Đó là sự tri ân, lòng thương bà sâu sắc khi bà đã không còn nữa, khi “bà chỉ còn là nấm cỏ mà thôi”, chính lúc này cháu đã khôn lớn và biết thương bà, cảm nhận được sự vất vả của người bà.
Bài thơ "Đò Lèn" của Nguyễn Duy không chỉ đơn thuần là dòng hoài niệm xưa khi trở lại quê hương mà đó còn là sự tri ân, lòng cảm ơn sâu sắc và lời xin lỗi chân thành của tác giả dành cho người bà của mình.