Tóm tắt cốt truyện của văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật õng Sáu trong truyện

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn cảm động viết về đề tài tình phụ tử. Nhân vật ông Sáu trong tác phẩm - một người lính yêu nước, dùng cảm, một người cha yêu thương con hết mực - đã để lại trong lòng người đọc niềm xúc động sâu sắc.

“Chiếc lược ngà” được viết trong những năm tháng mà miền Nam ruột thịt đang oằn mình trong cuộc chiến tranh chống Mĩ - năm 1966. Những tác phẩm viết về đề tài tình cảm gia đình thời kì này không khiến lòng người mềm yếu đi mà ngược lại, nó tiếp thêm sức mạnh để mỗi đồng bào miền Nam cầm chắc hơn cây súng, vững hơn cây gậy để đánh đuổi giặc Mĩ vì những người thân yêu của mình. “Chiếc lược ngà” với ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ cũng được đời sống văn học của nhân dân đón nhận nồng nhiệt.

Tác phẩm viết về tình cha con của ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến đã lâu. Vì lửa đạn ác liệt, vợ ông đi thăm chồng không mang được con theo, ông chỉ được nhìn con qua những bức ảnh. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Vừa về nơi, ông đã nhận ra con và sung sướng gọi nó. Bé Thu không nhận ba vì sẹo trên mặt làm ông Sáu không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đã đối xử với cha như người xa lạ. ông Sáu vô cùng buồn rầu, đau khổ tìm mọi cách săn sóc con mà không được. Đến lúc Thu nhận ra ba, tình ba con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ớ khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn. Thu lớn lên trở thành một cô giao liên dũng cảm và xinh đẹp. Trong một chuyến công tác, người bạn năm xưa của ông Sáu đã gặp được Thu và trao cho cô chiếc lược ngà.

Xuyên suốt câu chuyện, ông Sáu hiện lên là một người chiến sĩ yêu nước, dũng cảm và đồng thời là một người cha yêu con tha thiết. Điều đó khiến người đọc vô cùng trân trọng và yêu mến.

Khi tham gia kháng chiến, vì sự nghiệp chung cửa Tổ quốc, ông Sáu đã chấp nhận hi sinh những tình cảm riêng. Để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, dù nhớ gia đình, nhớ con cháy bỏng, ông vẫn giữ vững kỉ luật bảy tám năm không về. Khi về phép, hết ba ngày hạn, khi ấy ông đã khao khát nán lại biết bao dù chỉ một chút thôi để tận hưởng tình cảm cha con mà ông vừa mới nhận được sau bao đợi chờ, mong mỏi. Nhưng châp hành nhiệm vụ, ông vẫn gạt đi niềm riêng đế chia tay con gái. Trong những năm tháng ở chiến trường, ông đã chiến đấu dũng cảm và rồi hi sinh anh dũng.

Lòng yêu nước của ông Sáu cũng như bao người chiến sĩ khác trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hàng ngàn hàng triệu người con đất Việt đã bước vào chiến trường gạt đi những niềm riêng. Chiến trường vẫy gọi, Tổ quốc đang cần, họ sẵn sàng lên đường vì những cuộc đời chung trong tương lai. Đó là những công hiến, những hi sinh vô cùng cao thượng.

Ở ông Sáu còn có một điều vô cùng đáng quý khác là tình yêu thương con tha thiết.

Suốt những năm tháng ở chiến trường, ông đã ấp ủ hình bóng của con. Có lẽ ông đã tưởng tượng từng ngày từng giờ về sự lớn lên của nó. Bởi thế, về đến nhà, không cần hỏi thăm ông đã nhận ra con mình. Tình cha con nôn nao, không chờ xuồng cập bến, ông nhảy lên bước vội những bước dài, miệng lập bập:

- Thu con!

Trái tim ông có lẽ đang run rẩy. Ông đang chờ đợi giây phút con bé lao vào lòng mình mà ôm mà hôn miệng la lên “Ba! Ba!” sung sướng... Nhưng bất hạnh thay, Thu lại sợ hãi chạy đi miệng la “Má! Má!”. Ông đứng sững lại đầy sững sờ, thảng thót.

Trong những ngày nghỉ phép, ông buồn rầu chỉ nghĩ cách gần con. Đáng thương thay cho người cha ấy. Ngày phải đi càng ngày càng gần lại mà niềm riêng trăn trở của ông vẫn chưa thỏa lòng, ông chắc hẳn đã nghĩ đến những ngày phép ngắn ngủi mà lo lắng lắm. Vậy nên, ông tranh thủ từng giây từng phút đế mà săn sóc cho nó. Khi thì chờ nó gọi “ba” nhờ ông chắt nước, khi thì chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”, lúc lại lựa cho nó miếng trứng cá ngon vàng nhất đĩa... Nhưng mọi việc đều vô ích. Nỗi lo lắng về thời gian nghỉ phép cộng với nỗi đau vì tình thương không được đáp trả đã khiến ông trót đánh con một cái: “Sao mày ương quá vậy!”. Chính cái đánh ấy đã khiến ông ân hận biết bao. Nỗi ân hận đã theo ông cả vào chiến trường sau đó.

Ngày ra đi, ông Sáu rất muốn ôm hôn con tạm biệt. Nhưng lo con bỏ chạy như lần trước, người cha tội nghiệp chỉ dám đứng từ xa mà nhắn nhủ: “Ba đi nghe con”. Nhưng chính lúc ấy, bé Thu lao đến ôm chầm lấy ông: “Ba! Ba!”, “Con không cho ba đi”. Tiếng gọi ấy như cơn mưa mát lành trải xuống cánh rừng khô hạn. ông Sáu đã vui sướng biết nhường nào. Chắc hẳn, ông đã muốn nán lại đế ôm hôn con cho thỏa nhưng vì nhiệm vụ ông phải ra đi.

Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn cả tình yêu thương và nhung nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con. Trong khi làm, ông cảm thấy vui vui như đứa trẻ nhận được quà. Ông cô gắng làm tỉ mỉ, thận trọng cố công như người thợ bạc. Khi chiếc lược được làm xong ông cảm thấy sung sướng vì mình như đã thực hiện được phần nào lời hứa. Sau đó ông lại khắc trên sông lưng chiếc lược "Yêu nhớ tặng con Thu của ba". Hàng đêm nhớ con ông lại đem lược ra ngắm chải lên đầu cho lược thêm bóng, mượt... Chiếc lược ngà đã trở thành kỉ vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu, nó làm dịu nỗi ân hận chứa đựng tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha với đứa con xa cách. Tình yêu con của ông Sáu không phải được đếm theo ngày, theo giờ mà là theo phút, theo giây. Trong giờ phút cuối cùng, tuy không đủ sức trăng trối, nhưng tình cha con vẫn sống và trỗi dậy trong con người ông. Hành động trao lại cây lược cho người đồng đội, ông Sáu như muốn nhắn nhủ: “Hãy giúp tôi trao lại cây lược cho con gái”. Tình cha nơi ông khi ây cảm động và thiêng liêng làm sao!

Chiếc lược ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha cảm động. Có phải vì vậy mà Nguyễn Quang Sáng đã lấy tên kỉ vật ấy đặt tên cho tác phẩm của mình?

“Chiếc lược ngà” có một cốt truyện hấp dẫn, xoay quanh tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên hợp lí. Nghệ thuật kể chuyện, dẫn chuyện thường thoải mái tự nhiên, giọng kể chuyện thân mật, dân dã. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng mang đậm mà sắc Nam Bộ... Những điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nhân vật và thê hiện chủ đề tác phẩm.

Nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để lại trong lòng người đọc niềm cảm động về một người chiến sĩ - một người cha đẹp đẽ. Hình ảnh nhân vật gợi cho người đọc nhớ đến tình cảm của những người thân yêu trong gia đình để tạ biết yêu, biết trân trọng hơn hạnh phúc thiêng liêng mà mình đang có được.

BÀI CÙNG NHÓM