Văn mẫu lớp 9: Những ngôi sao xa xôi

I. Giới thiệu về xuất xứ, chủ đề truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

Từ một nữ sinh Trung học phổ thông, Lê Minh Khuê gia nhập Đội Thanh niên xung phong thời chống Mĩ, cứu nước. Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Năm 1970, Lê Minh Khuê bắt đầu viết văn. Những trọng điểm mịt mù bom đạn trên con đường chiến lược Trường Sơn, cuộc sông chiến đấu của những chiến sĩ lái xe, những cô thanh niên xung phong “xẻng tay mà viết nên trang sử hồng” đã để lại dấu ấn tuyệt đẹp trên trang văn của chị. Truyện của Lê Minh Khuê sau năm 1975 thiên về những tấm lòng, những trăn trở, những dằn vặt trong cuộc sông thường nhật, mà hậu quả chiến tranh còn dai dẳng, đè trĩu lòng người.

Truyện của Lê Minh Khuê đã được dịch ở một số nước phương Tây. Thời báo New York nhận xét: “Qua bản dịch, tác giả đã hiện ra là một người c.ó văn phong đẹp, nghiêm trang cùng với sự chăm biếm tinh tường, đồng thời có khả năng trong những nhận xét đầy khơi gợi”.

Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” được Lê Minh Khuê viết vào năm 1971, khi cuộc kháng chiến chông Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.

Truyện kể về cuộc sống chiến đấu của tổ nữ trinh sát mặt đường trên cao điểm, suốt ngày đêm lo đếm bom và phá bom giặc Mĩ, qua đó thể hiện và ca ngợi tâm hồn trong sáng, nhiều mơ mộng, dũng cảm và lạc quan yêu đời của những người con gái Việt Nam trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ.

II. Tóm tắt truyện “Những ngôi sao xa xôi”.

Tổ trinh sát mặt đường gồm có ba cô gái: Thao, Nho và Phương Định. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước cửa hang bị bom đạn đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Không có lá xanh, thân cây bị tước khô cháy. Những tảng đá to, một vài thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.

Việc làm của họ chẳng đơn giản. Khi có bom nổ thì chạy lên cao điểm, đo khôi lượng đất lấp vào hô' bom, đếm bom chưa nổ nếu cần thì phá bom. Bị bom vùi luôn, cả ngày chạy và bò trên cao điểm lúc về hang chỉ thấy hai con mắt lấp lánh, hàm răng loá lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, các cô gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.

Trời nóng trên 30 độ. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Thần kinh căng như chão. Đất bốc khói. Tiếng máy bay ầm ì. Chung quanh có những quả bom chưa nổ. Khát nước. Cứ chạy về hang là tu nước suôi pha đường, nằm dài trên nền ẩm nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ chạy pin.

Phương Định là một cô gái Hà Nội, mới bị một vết thương ở đùi chưa lành miệng. Cô mê hát từ nhỏ, bím tóc dài và mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Các anh lái xe bảo cô có cái nhìn sao mà xa xăm. Nhiều anh pháo thủ, lái xe hay hỏi thăm cô, hoặc viết những bức thư gửi đường dây.

Thao hay tỉa đôi lông mày, áo lót nào cũng thêm chỉ màu, hễ thây máu, thấy vắt thì nhắm mắt lại, mặt tái mét, nhưng trong công việc thì cương quyết, táo bạo ai cũng phải gờm.

Nho người bé nhỏ, có cái cổ tròn, trông nhẹ “mát mẻ như một que kem trắng”, lúc nào cũng đòi ăn kẹo.

Mỗi ngày, tổ trinh sát mặt đường phá bom đến năm lần, ngày nào ít thì ba lần. Một buổi trưa im ắng, Phương Định đang hát thì thây máy bay trinh sát rè rè, phản lực gầm gào lao theo sau. Máy bay rít, bom nổ. Thao cầm thước, Nho chụp mũ sắt đội lên đầu lao lên cao điểm, Phương Định phải ở lại hang trực điện thọai. Bom gào thét chung quanh. Cao xạ bắn; tiếng 12 li 7 của tiểu đoàn công binh vang lên. Phương Định cảm thấy bên mình có một sự che chở đồng tình. Nửa giờ sau, Thao trở về. Bình thản, mệt lả và cáu kỉnh, vừa tu nước trong bi đông đầy vừa nói: “Hơn nghìn khối!” Phương Định quay điện thọai về đơn vị báo cáo tình hình. Nho tắm ở khúc suôi hay có bom nổ chậm...

Tình hình rất khẩn trương. Đơn vị đang làm đường cho một trung đoàn tên lửa qua rừng. Đêm đến, tổ trinh sát lại ra đường, bám cao điểm, đi phá bom. Định, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả bom lòng đường. Thao một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ. vắng lặng đến phát sợ. Đất nóng, khói đen vật vờ.

Phương Định dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Cô rùng mình khi lưỡi xẻng chạm vào quả bom. vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hai mươi phút trôi qua, Thao thổi còi, Phương Định cận thẩn bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi khoả đất, rồi chạy về chỗ ẩn nấp. Hồi còi thứ hai của Thao cất lên, bôn quả bom nổ liên tiếp. Váng óc mắt cay, mùi thuốc bom buồn nôn.

Nho bị thương, máu túa ra từ cánh tay, da xanh đi, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi. Thao và Phương Định phải moi đất, bế Nho lên. vết thương đựơc rửa bằng nước nóng, bông băng trắng. Phương Định tiêm thuốc cho Nho và pha sữa cho Nho uống,...

Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng. Thao giục Phương Định hát đi rồi Thao hát: “Đây Thăng Long, đây Đông Đô... Hà Nội,...”.
Một trận mưa đá ào tới. Phương Đinh nhặt mấy viên đá nhỏ bỏ vào bàn tay Nho đang xoè ra, rồi vui thích chạy ra cuông cuồng. Tâm trí cô xao động bao nỗi nhớ...

III. Phát biểu cảm nghĩ về những cô gái trong tổ trinh sát mặt đường đưực nói đến trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.

"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ.
Tổ trinh sát mặt đường gồm có ba cô thanh niên xung phong: Nho, Phương Định, và chị Thao. Họ ở trong một hang dưới chân cao điểm, ơ đó, máy bay giặc Mĩ đánh phá dữ dội. Đường bị đánh "lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn". Tưởng như sự sống bị hủy diệt: "không có lá xanh" hai bên đường, "thân cây bị tước khô cháy". Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: những cây rễ nằm lăn lóc, ngổn ngang những hòn đá to, một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.

Công việc của họ vô cùng nguy hiểm và gian khổ. Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ, phá bom. Họ bị bom vùi luôn. Thần chết "lẩn trong ruột những quả bom". Thần kinh căng như chão. Trong lúc đơn vị thanh niên xung phong thường "ra đường vào lúc mặt trời lặn, và làm việc có khi suốt đèm" thì tổ trinh sát lại "chạy trên cao điểm cả ban ngày" dưới cái nóng trên 30 độ. Từ cao điểm trở về hang, cô nào cũng chỉ thấy "hai con mắt lấp lánh", "hàm răng lóa lên" khi cười, khuôn mặt thì "lem luốc".

Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. Phương Định, con gái Hà Nội "hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn". Đôi mắt Định được các anh lái xe bảo là "có cái nhìn sao mà xa xăm". Nhiều pháo thủ và lái xe hay "hỏi thăm" hoặc "viết những bức thư dài gửi đường dây" cho Định. Cô có vẻ kiêu kì, làm "điệu" khi tiếp xúc với một anh bộ đội "nói giỏi" nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì "những người đẹp nhất, thôìig minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ".

Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên yêu đời, giàu cá tính. Thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngồi lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé nhà mình "hát say sưa ầm ĩ". Bàn học lúc nào cũng "bày bừa bãi lên", để đến nỗi bà mẹ phải "nguyền rủa": "Con gái gì cái của mày. Lấy chồng rồi mà no đòn... No đòn...!". Vì thế ngay từ lúc còn ở nhà, cô đã thề là "không lấy chồng".

Sông trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát. Những bài hành khúc, những điệu dân ca quan họ, bài ca Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, bài dân ca Ý... Định còn biết bịa ra những lời hát, thế mà chị Thao vẫn "say mê" chép vào sổ tay. Định hát trong những khoảnh khắc "im lặng" khi máy bay trinh sát bay "rè rè", cơn bão lửa sắp ụp xuống cao điểm. Định hát để động viên Nho, chị Thao và động viên mình. Hát khi "máy bay rít, bom nổ; nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300m". Hát trong không khí ngột ngạt: "Khói lên và cửa hang bị che lấp". Đúng là "tiếng hát át tiếng bom" của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người "khao khát làm nên những sự tích anh hùng".

Trong kháng chiến chống Mĩ, ở hai miền Nam, Bắc của Tổ quốc đã có hàng vạn, hàng triệu chàng trai lên đường ra trận với dũng khí và quyết tâm "đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" để giải phóng miền Nam, thông nhất đất nước. Tiền tuyến vẫy gọi, hàng ngàn hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến. Con đường chiến lược Trường Sơn huyền thọai được làm nên bằng xương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng.

"Những ngôi sao xa xôi" đã ghi lại một cách chân thực những chiến tích thầm lặng của tổ trinh sát mặt đường. Trọng điểm đang chìm trong mưa bom bão đạn. Tiếng Định lại cât lên: "Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ". Cảnh tượng chiến trường trở nên "vắng lặng đến phát sợ". Cảnh vật bị hủy diệt: cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm trong không trung: Phương Định dũng cảm và bình tĩnh tiến đến gần quả bom, "đàng hoàng mà bước tới". Quả bom có hai vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuôhg đất. Thần chết đang đợi chờ. vỏ quả bom nóng. Định dùng lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Có lúc Định "rùng mình" vì cảm thầy tại sao mình làm quá chậm thế! Hai mươi phút đã trôi qua. Tiếng còi chị Thao rú lên. Định câm thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi vào dây mìn. Cô khỏa đất rồi chạy nhanh về chỗ nấp... Tiếng còi của chị Thao lại thổi lên.

Quả bom nổ. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Mảnh bom xé không khí. Đất rơi lộp bộp. Bom nổ váng óc, ngực đau nhói, đôi mắt cay mãi mới mở ra được. Mồ hôi thấm vào môi, cát lạo xạo trong miệng. Nguy hiểm, căng thẳng không thể nào kể xiết. Chị Thao vấp ngã, vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng, chị cười, "răng trắng, đôi mắt mở to...". Nho bị thương. Bom nổ, hầm sập. Chị Thao và Định phải moi đất, bế Nho lên. Máu túa ra, ngấm vào đất. Chị Thao nghẹn ngào. Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc cho Nho, pha sữa cho Nho... Rồi chị Thao lại giục: "Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhất, hát đi!". Đó là cuộc sông chiến đấu thường nhật của họ.

Mỗi ngày, tổ trinh sát mặt đường phá bom đến năm lần; ngày nào ít: ba lần. Phương Định cho biết: "Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cải chết mờ nhạt, không cụ thể...".

Đoạn văn tả cảnh phá bom trên cao điểm là đoạn văn xuất sắc nhất trong truyện "Những ngôi sao xa xôi". Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực nghiêm ngặt tái hiện lại cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm, dựng nên một tượng đài về khí phách anh hùng của tổ trinh sát mặt đường. Chị Thao, Nho và Phương Định đã sáng ngời lên trong khói lửa bom đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người. Tổ quốc và nhân dân có bao giờ quên những nữ anh hùng Đồng Lộc, những nữ anh hùng trên con đường chiến lược Trường Sơn:

... "Đất nước mình nhân hậu

Có nước trời xoa dịu vết thương đau Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng

Những vì sao ngời chói, lung linh..."

{"Khoảng trồi hố bom" - Lâm Thị Mĩ Dạ)

Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội. Cô cũng thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mĩm cười vừa vuốt tóc. Định "thích ngắm" đôi mắt mình trong gương. Cô tự hào về cặp mắt mình "nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng". Tâm hồn của Định rất trong sáng mộng mơ. Cô đã gửi lòng mình theo tiếng hát; hát trong bom đạn. Định có một trái tim dào dạt thương yêu. Cứ sau mỗi trận chiến đấu ác liệt, chị Thao cất tiếng hát, Nho vừa tắm dưới suôi lên đã đòi ăn kẹo. Còn Định thì "niềm vui con trế... nở tung ra, say sưa, tràn đầy" khi nhặt được những hạt mưa đá trên cao điểm. Và hình bóng mẹ, cái cửa sổ, những ngôi sao to trên bầu trời thành phô", chiếc xe chở đầy thùng kem, con đường nhựa ban đêm, cái vòm tròn nhà hát... tất cả những cái đó "xoáy mạnh như sóng" trong lòng cô gái một thời đạn bom. Đôi mắt của Định, của Nho, của Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong trên những cao điểm, những trọng điểm của con đường chiến lược Trường Sơn, và trái tim rực đỏ của họ, của những người con gái Việt Nam anh hùng là "Những ngôi sao xa xôi" mãi mãi lung linh, tỏa sáng.

Truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Định, Nho, của chị Thao, của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chông Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng.

Chiến tranh đã đi qua. Sau ba thập kĩ, đọc truyện "Những ngôi sao xa xôi", ta như được sông lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn tỏa sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ.

BÀI CÙNG NHÓM