Trong “Nhà văn hiện đại”, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết: “Với... thấm thía”. Qua phân tích bài thơ “Vội vàng”, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Đề bài:

Trong “Nhà văn hiện đại”, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết: “Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”.

Qua phân tích bài thơ “Vội vàng”, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Bài làm:

Trong “Nhà văn hiện đại”, nhà phê bình, nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã viết: “Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”. “Vội vàng’ là một bài thơ như thế.

Là một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới, chàng “hoàng tử thi ca”, người được coi là “mới nhất trong các nhà thơ mới” đã đem lại cho người đọc nhiều ấn tượng về một trái tim ham sống, đam mê sống đến cuồng nhiệt. Niềm đam mê và khát khao tận hưởng cuộc sống mãnh liệt ấy đã đưa Xuân Diệu đến với hai nguồn cảm hứng yêu đương và tuổi xuân như một lẽ tất nhiên. Tình yêu và tuổi xuân, đó là hai thứ đẹp nhất cua con người. Tình yêu gắn liền với tuổi trẻ. Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, thời gian của vũ trụ thì tuần hoàn nhưng đời người hữu hạn. Tuổi trể là tuổi đẹp nhất khi con người ta tràn đầy sức sống, tràn đầy nhiệt huyết, ý tưởng và niềm khát khao sống, khát khao cống hiến. Tình yêu không phân biệt tuổi tác nhưng tình yêu trong những trái tim của những người trẻ tuổi sẽ đập những nhịp đập mạnh mẽ và cuồng nhiệt hơn cả. Người ta vẫn gọi Xuân Diệu là nhà thơ của những dự cảm về thời gian. Ý thức được sự hữu hạn của kiếp người cũng như quãng thời gian ngắn ngủi của tuổi trẻ ông luôn mang trong mình những dự cảm về sự chảy trôi của thời gian, sự tàn lụi của kiếp người, đặc biệt là sự ra đi không bao giờ trở lại của quãng thời gian tươi đẹp nhất: tuổi trẻ. Xuân Diệu lo sợ điều ấy, ông dự cảm được ngay từ trong gặp gỡ đã có sự chia lìa và từ trong hội ngộ đã thấy ngày xa cách. Trong “Đây mùa thu tới” ông viết:

“Mây vẫn từng không chim bay đi

Khí trời u uất hận chia li”

Và ông đau khổ trước sự chảy trôi của thời gian:

“Buổi chiều ra của sổ

Bóng chụp cả trời tôi”

Thấy để buồn, để xót xa nhưng không phải để chán nản, buông xuôi! Không thể níu giữ được thời gian, ông tìm đến cho mình một thái độ sống đúng đắn: sống vội vàng, sõng gấp gáp, sống hết mình cho hiện tại. sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn và thức nhọn tất cả các giác quan. Và chỉ như thế mới là một lối sống có ý nghĩa. Không chỉ trong cuộc sống, nhà thơ cũng đòi hỏi sự toàn vẹn và dâng hiến đó trong tình yêu. ông ca ngợi tình yêu, ông đề cao tình yêu và sự hài hòa trong tình yêu cả về mặt thể xác lẫn tâm hồn, làm nên một tình yêu trọn vẹn.

“Hãy sát đôi đầu

Hãy kề đôi ngực

Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn, dài”

Bởi vì:

“Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ, không thương một kẻ nào”

Nhưng đó phải là thứ tình yêu chan hòa, giao cảm một cách tuyệt đối trong đó cái được hướng đến đầu tiên và quan trọng nhất là sự chan hòa giao cảm về mặt tinh thần đến mức ông phải thốt lên: "Trời ơi ta muốn uống hồn em".

Xuân Diệu có buồn đó là những lúc ông cảm thấy bất lực trước thời gian, trước tình đời và tình người, nhưng ngay cả khi đó, ông cũng vẫn truyền vào trong lòng người ta một niềm yêu đời thiết tha. Cuộc đời vốn đẹp. Tuổi trẻ đẹp và tình yêu cũng thật đẹp. Đó là những lí do khiẹn người ta phải vui mừng, phải yêu đời khi sống trên cuộc đời này. Ngay cả trong những lúc buồn, những lúc nhà thơ đang hoang mang trước sự chảy trôi của thời gian và sự khó đoán định của lòng người, ông vẫn ngay lập tức lôi kéo người đọc trở lại với niềm ham sống. Vì đời đẹp, nèn dù có buồn, người ta cũng vẫn phải cố gắng vượt qua tất cả để đón nhận những hương vị ngọt ngào khác mà cuộc sống kia đang chào mời. Ở Xuân Diệu, người ta nhận ra niềm khát khao giao cảm với đời một cách mãnh liệt, ông mở rộng hồn mình ra để đón nhận tất cả những thanh âm của cuộc sống, “chế biến” nó thành bữa tiệc ngon lành vườn trần, một thiên đường trên mặt đát. Niềm khát khao giao cảm đó đã nâng đỡ cho cái tôi đầy dự cảm của ông để nó vượt qua tất cả và sống có ích, sống hết mình cho hiện tại. Vũ Ngọc Phan đặc biệt nhấn mạnh vào tác động của thơ Xuân Diệu đối với tầng lớp thanh niên. Bởi như một điều hiển nhiên, nhắc đến tình yêu và tuổi xuân, người ta nhớ ngay đến nhũng người trẻ tuồi. Và viết về đề tài này, nhận được sự đồng cảm và đón đọc nhiều nhát cũng là họ (Tất nhiên nói như thế không có nghĩa là thơ ông không có tác dụng gì đôì với những người trẻ tuổi, nhưng chỉ có điều chúng ta đang nói đến ở hiện tượng mang tính phổ biến nhất).

Có thể nói, chính niềm khát khao với cuộc sống đã khiến cho ông vượt lên tất cả những vui buồn để sống hết mình, sống có ý nghĩa trong tất cả những giây phút của cuộc đời. Đó là biểu hiện cho một thái độ sống tích cực. Người ta bắt gặp thái độ sống này một cách tiêu biểu trong “Vội vàng”. Bài thơ là sự ý thức sâu sắc về sự chảy trôi của thời gian, để con người có thể sống và yêu hết mình. Rất nhạy cảm trước sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian, Xuân Diệu lấy quỹ thời gian hữu hạn của đời người đặc biệt là quãng thời gian quý giá nhưng ngắn ngủi của tuổi xuân để làm thước đo cho thời gian và xót xa trước sự thực:

“Xuân đương đến nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”

Ý thức được sự chảy trôi nhanh chóng, một đi không trơ lại của thời gian, cảm nhận của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát. ông dự cảm ngay trong tốt tươi đã có sự úa tàn, “trong gặp gỡ đã có mầm li biệt” và mùi thời gian thì nhuốm vị “chia phôi”. Bởi vậy nên ngay từ lúc xuân đến, Xuân Diệu đã cẩm thấy nỗi lo lắng khi nó đi. Với nhà thơ, chỉ có mùa xuân mới là đẹp, chỉ có tuổi xuân mới là đáng sống và sự tồn tại của ông phụ thuộc vào điều ấy. Lo lắng cho sự chảy trôi của thời gian, thế nên bao thời gian của tuổi trẻ cũng trỏ thành không đủ:

“Lòng tôi rộng nhưng lượng trời chủ chật

Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vần tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đát nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.

Qua cái nhìn độc đáo của Xuân Diệu, mỗi phút trôi qua là một sự mất mát, chia lìa và mọi vật trong vũ trụ đang từng giây, từng phút ngậm ngùi chia ly tiễn biệt một phần của đời mình:

“Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bồng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Cách cảm nhận thời gian đến vậy xét đến cùng là do sự thức tỉnh sâu sắc về cái tôi cá nhân, về sự tồn tại và ý nghĩa của cá nhân trên đời, nâng niu, trân trọng từng phút, từng giây của cuộc đời, nhất là những năm tháng tuổi trẻ.

Xuân Diệu mang đến cho người ta nỗi buồn về những dự cảm đầy mất mát trước sự chảy trôi của thời gian, nhưng ông không để cho người ta thời gian để khóc than, bi lụy mà ngay lập tức kéo người ta vào cuộc sống để tận hưởng, sống trọn vẹn từng phút giây. Vượt lên tất cả, ông vẫn ru thanh niên bằng giọng yêu đời thiết tha. Ông kêu gọi để níu kéo thời gian và tuổi trẻ, chỉ một cách duy nhát là sống vội vàng, sống gấp gáp: “Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm” bởi thế giới này như một thiên đường trên mặt đất:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của dồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa”

Hình ảnh thiên nhiên và sự sống của Xuân Diệu gợi lên vừa gần gũi, thân quen, vừa quyến rũ và đầy tình tứ. Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, đắm say. Qua đó, tác giả thể hiện một quan niệm mới về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc. Đối với ông, thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý nhát của mỗi đời người là tuổi trẻ mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ chính là tình yêu. Biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, nhát là những năm tháng tuổi trẻ, dó là một quan niệm mới mẻ, thâm đượm tinh thần nhân văn.

Nhận định của Vũ Ngọc Phan đã thể hiện được lòng yêu đời và yêu sống mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu. Nhờ có thái độ sống tích cực ấy mà chúng ta có được một “nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời”, luôn sống đã đầy, sống tận hưởng, sống cống hiến tháng ngày một cách trọn vẹn. ơ khía cạnh quan trọng này, Xuân Diệu đã gieo vào trong người đọc đặc biệt là thê hệ thanh niên, những độc giả trẻ tuổi một niềm ham sống mãnh liệt, khẳng định mình và sự sống của mình trong cuộc đời.

BÀI CÙNG NHÓM