HƯỚNG DẪN
1. Thống kê những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương.
- An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường, hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy.
- Nhờ ơn của Rùa Vàng, thành đã xây được. Thần còn tặng nhà vua một chiếc vuốt làm lẫy nỏ thần.
- Nhờ có nỏ thần mà nhà vua đã thắng Triệu Đà sang xâm lược.
- Triệu Đà cầu hôn, vua gả con gái An Dương Vương là Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy.
- Triệu Đà xâm lược lần hai, vua cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”.
- Quân Đà tiến sát, vua mới biết nỏ thần đã mất bèn cùng Mị Châu lên ngựa chạy về phương Nam.
- Nghe Rùa Vàng kết tội, vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu rồi đi xuống biển.
- An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì có ý thức xây thành để bảo vệ đất nước. Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn ngợi ca, bộc lộ niềm tự hào về một nhà vua biết lo cho đất nước, có công xây thành, đánh giặc ngoại xâm.
- Sự mất cảnh giác của nhà vua thể hiện ở chi tiết: Vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy; vua cậy có nỏ thần, không lo phòng bị.
- Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu: Nhà vua tự tay chém đầu con gái là ý đồ tư tưởng và nghệ thuật của dân gian; là lời giải thích lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước; là lòng kính trọng của nhân dân với một vị vua đã có công xây thành, chế nỏ.
2. Việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, hai cách đánh giá như SGK đã nêu đều có mặt đúng và mặt sai. Tuy nhiên, HS cũng nên hiểu rằng: Lịch sử Việt Nam từ xa xưa là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm. Các sáng tác văn học trong những giai đoạn này đều có nhiệm vụ đề cao tư tưởng yêu nước thương nòi, giáo dục lòng trung thành với dân tộc, ý thức và tình cảm tha thiết đôĩ với nền độc lập tự chủ của quốc gia. Mị Châu là con gái vua An Dương Vương, một vị vua đã có công xây thành, chế nỏ để chông ngoại xâm, không thể ngây ngô đến mức mất cảnh giác, làm theo ý chồng mà quên đi nghĩa vụ của một công dân. Vì thế, việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần là một việc làm mất cảnh giác, đáng lên án.
3. Xuất phát từ truyền thông yêu nước, lòng thiết tha với độc lập dân tộc của người Việt cổ thì việc Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc và bị vua cha chém đầu là một kết thúc hợp lí.
Sau khi chết, máu nàng chảy xuống biển hóa thành ngọc trai, xác hóa thành ngọc thạch. Đây là một hình thức hóa thân độc đáo thể hiện sự bao dung, niềm thông cảm với tấm lòng trong trắng, ngây thơ của Mị Châu.
4. Hình ảnh Ngọc trai - giếng nước là một chi tiết nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ cao vì nó nhằm minh chứng cho sự trong trắng, ngây thơ của Mị Châu và sự chung thủy của một người chồng như Trọng Thủy. Dân gian đã phần nào tha thứ cho những hành động của họ.
5. Đây là một sáng tác văn học dân gian về lịch sử, dựa trên cốt lõi lịch sử chính là thời An Dương Vương đã xây dựng được thành cao, hào sâu, chế được vũ khí khiến kẻ thù phải khiếp sợ, chiến thắng lần thứ nhất giặc xâm lược, lần sau bị rơi vào tay giặc. Dân gian đã thần kì hóa một số' chi tiết để phù hợp với tâm lí, tình cảm của họ: yêu nước, kính trọng người anh hùng. Sự mất nước được lí giải như trong truyện không phải do hèn kém mà do giặc dùng thủ đoạn đê hèn, lợi dụng cả tình yêu của con cái mình.