Xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIV ẩn chứa trong lòng biết bao mốì mâu thuẫn, xung đột gây nên những bi kịch bất hạnh cho con người. Nhân vật Vũ Như Tô trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng phải chịu một số phận bi kịch bởi sự mâu thuẫn không thể điều hoà giữa cái Đẹp và cái Thiện. Nội dung đó thể hiện sâu sắc qua trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng đài.
“Bi kịch” trong văn học ngoài ý nghĩa là một thể loại kịch, thuật ngữ đó còn chỉ “tình cảnh éo le mâu thuẫn đến đau thương”. Nói đến số phận bi kịch của nhân vật là nói đến việc mắc vào những mâu thuẫn, nghịch cảnh oan trái dẫn đến những kết cục bi thương. Nhân vật của bi kịch được đặt trong mốì mâu thuẫn không thể điều hoà, căng thẳng, quyết liệt và nhân vật chỉ có thể thoát ra khỏi đó bằng cái chết bi thảm gây xúc động mạnh cho công phúng.
Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch, ông không thoát khỏi những mâu thuẫn, giằng xé quyết liệt trong xã hội đương thời.
Trước hết cần khẳng định Vũ Như Tô là một con người tài hoa, đại diện cho cái Đẹp. Là một thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một” ông có thể “sai khiến” những viên gạch như tướng cầm quân, “chỉ vẩy bút” là chim hoa đã hiện trên mảnh lụạ thần tình. Một tài năng như vậy đáng nâng niu tràn trọng, đáng để muôn đời tôn sùng thờ phụng. Tài năng ấy có thể dựng xây “tô điểm” cho non nước những công trình kiến trúc vĩ đại.
Không chỉ tài năng, ở Vũ Như Tô cái tài còn gắn với tâm huyết và ước mơ, khát vọng về cái Đẹp. Điều đó tưởng như chẳng có gì phải nói bởi một người phải có dam mê, nỗ lực rèn giũa mới có thể thành tài. Vũ Như Tô tài ba như vậy hiển nhiên ông khao khát và dam mê sáng tạo. Tuy nhiên, điều nổi bật ở đây là ông đã chấp nhận xây Cửu Trùng Đài, lợi dụng quyền thế, tiền bạc của tên hôn quản Lê Tưởng Dực, trổ hết tài nghệ mong muốn xây dựng cho nước nhà một toà lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao”, có thể “tranh tinh xảo với hoá công”. Bằng mọi giá ông xây dựng Cửu Trùng Đài hùng vĩ tráng lệ.
Song những người càng say mê, khao khát sáng tạo nghệ thuật thì càng dễ xa rời cuộc sống. Đây có lẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn, bi kịch trong số phận Vũ Như Tô. Say mê sáng tạo, mải miết hiến dâng nhưng Vũ Như Tô không để ý rằng Cửu Trùng Đài là nguyên nhân trực tiếp gây ra bao đau thương, mất mát cho nhân dân. Hàng trăm người phải đi phục dịch, hàng chục người phải bỏ mạng, hàng trăm nóc nhà tiếng người rên la vì Cửu Trùng Đài.
Chính sự mơ màng chỉ quen chìm đắm trong sáng tạo, tôn thờ cái Đẹp mà Vũ Như Tô không nhận thức được hiểm họa đối với mình ẩn sau Cửu Trùng Đài.
Loạn lạc nổi lên, Đan Thiềm khẩn thiết van nài Vũ Như Tô “trốn đi” nhưng ông vẫn một mực “Làm gì phải trôn?”. Ông vẫn tin tưởng rằng cuộc đời ấy vẫn còn đành chỗ cho cái Đẹp. Không, khi xã hội đã rối ren, thối nát từ trên xuống dưới, khi kẻ làm quan chỉ lo làm sao cho túi được đầy, quyền lực được nghiêng ngửa đất trời; khi nhân dân lầm than không đủ ăn đủ mặc thì còn ai nghĩ về cái Đẹp? Lúc ấy cái Đẹp chỉ là sự ấu trĩ, ngu ngốc mà thôi. Vậy nên “dân gian ai ai cũng coi ông (Vũ Như Tô) là thủ phạm” và họ “dấy nghĩa cốt giết ông”.
Tài cao, tâm lớn nhưng cái Đẹp của Vũ Như Tô không hề phù hợp với cái Thiện gắn với sự yên bình cho đời sống nhân dân. Bị nhân dân oán nhấm, trách nhầm đã là một đau xót, một bi kịch. Còn gì đau xót hơn là bị chính nhân dân mình - đối tượng mà mình luôn khao khát phục vụ, tô điểm lại quay lưng oán trách? Bi kịch trong số phận của Vũ Như Tô còn bị đẩy đến xa hơn khi Cửu Trùng Đài bị đốt phá và chính ông bị giết.
Cửu Trùng Đài bị đốt phá. Có tiếng vui vẻ “Cửu Trùng Đài đã cháy!”. Cống hiến của ông - bằng chứng duy nhất chứng minh Vũ Như Tô trong sạch - không được thừa nhận. Người ta phá huỷ nó trong niềm phấn khích, hân hoan. Cái Đẹp bị phủ nhận. Không những thế, bản thân Vũ Như Tô cũng chịu chung số phận với Cửu Trùng Đài “Còn Vũ Như Tô đem phanh thây trăm mảnh”. Và khi nghe tiếng reo hò vui vẻ vì Cửu Trùng Đài bị đốt phá ông “chua chát”: “Dẫn ta đến pháp trường!”.
Vũ Như Tô chết trong lòng vẫn như không tin vào sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài, tin vào cái chết của chính mình, ông đem xuống cửu tuyền một nỗi oan khuất, một câu hỏi lớn: Tại sao? Chiến thắng trong công cuộc “tranh tinh xảo với hoá công” nhưng trong cuộc tranh giành phải trái với cuộc đời ông đành chua chát nhận về thất bại.
Khó có thể trả lời “Vũ Như Tô đúng hay những người giết Vũ Như Tô đúng?”. Không chỉ riêng Nguyễn Huy Tưởng mà bạn đọc ai ai cũng “cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Thương xót cho bi kịch số phận Vũ Như Tô ta hiểu rằng cái chết ấy gần như một tất yếu. Trong xã hội không còn công bằng đạo lí, mọi quy tắc đều hòng bóp nghẹt sức sáng tạo, sự tự do của con người thì cái Đẹp khó có thể thông nhâ't với cái Thiện. Đối lập với cái Thiện, đối lập với nhân dân thì mọi cái Đẹp đều chỉ là đồng minh của cái ác. Mà muôn đời nay không cái ác nào không bị trừng phạt.
Bi kịch số phận Vũ Như Tô thể hiện sự bế tắc trong đời sống xã hội thế kỉ XIV. Viết “Vũ Như Tô” Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với cái tài bị giập vùi, oan khiên. Không giải quyết được vấn đề song hình ảnh nhân vật đã nhắc nhở công chúng biết trân trọng từ đó ra sức đắp xây cho xã hội mới.