Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kiến trúc phố cổ thăng trầm cùng lịch sử Thăng Long – Hà Nội
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Những vấn đề về phân bố các di tích văn hoá – lịch sử Hà Nội như di tích tôn giáo, tín ngưỡng khu phố cổ, không gian phố cổ là kết quả nghiên cứu của ông Nguyễn Ngọc Phúc, cán bộ nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Qua công trình nghiên cứu này, người ta đã có cái nhìn mới về Thăng Long – Hà Nội. | Kiến trúc phố cổ thăng trầm cùng lịch sử Thăng Long - Hà Nội Những vấn đề về phân bố các di tích văn hoá - lịch sử Hà Nội như di tích tôn giáo tín ngưỡng khu phố cổ không gian phố cổ là kết quả nghiên cứu của ông Nguyễn Ngọc Phúc cán bộ nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội . Qua công trình nghiên cứu này người ta đã có cái nhìn mới về Thăng Long - Hà Nội. Đặc sắc phố nghề Trải qua bao thăng trầm của lịch sử đến nay phố cổ Hà Nội vẫn là nơi lưu giữ bảo tồn nhiều dấu tích kiến trúc đặc trưng về nghề nghiệp. Điều dễ nhận thấy ở đây là các phố nghề phường nghề phần lớn được hình thành bởi những thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa quy tụ về tập trung theo từng khu vực chuyên sản xuất buôn bán trao đổi một loại hàng hoá sản phẩm thủ công nhất định. Theo ông Phúc quá trình hình thành và phát triển khu phố cổ không chỉ đến thời Lý - Trần mới bắt đầu nó có thể tính từ thời điểm vùng đất này bước vào quá trình đô thị hoá tuy nhiên đến khi Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long mới định hình và rõ ràng hơn. Nếu như phần phía Tây của kinh thành Thăng Long truyền thống gắn liền với chức năng chính trị - hành chính qua nhiều biến cố lịch sử như chiến tranh thiên tai khiến những cung điện bề thế nguy nga chỉ còn dấu ấn ở những di tích phát lộ thì khu phố buôn bán vẫn giữ được kiến trúc xưa ít bị dịch chuyển về phạm vi không gian. Qua nhiều thế kỷ phần phía Tây kinh thành với thành quách cung điện dinh thự thâm nghiêm gắn liền với sự hưng vong thịnh suy của mỗi triều đại. Phía Đông và Đông Bắc kinh thành tiếp giáp với sông Hồng sông Tô Lịch lại nhường chỗ cho những phường nghề phố hàng chợ bến với cảnh buôn bán trên bến dưới thuyền nhộn nhịp Ông Phúc khẳng định Hà Nội chuyển mình mạnh mẽ từ đô thị phương Đông truyền thống sang mô hình đô thị phương Tây trong suốt thời kỳ thực dân. Cùng với đó phố cổ cũng có những biến đổi nhanh chóng đường phố được nắn lại có hệ thống thoát nước có hè phố hệ thống chiếu sáng xuất hiện các ngôi nhà