Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vận dụng lý thuyết di động xã hội vào nghiên cứu chuyển cư - Tống Văn Chung

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

nội dung bài viết "Vận dụng lý thuyết di động xã hội vào nghiên cứu chuyển cư" dưới đây để nắm bắt được những vấn đề lý luận về di động xã hội, sự phân tầng xã hội, khái niệm địa vị xã hội và di động xã hội,. | 38 Xã hội học sô 1 89 2005 VẬN DỤNG Lý THưyẾT DI ĐỘNG XÃ HỘI vẦo NGHIÊN cứu CHUyỂN cư TỐNG VĂN CHUNG I. Đặt vấn đề Cùng quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội sự tăng trưởng kinh tế luôn kèm theo sự thay đổi dân cư. Đây là một quá trình mang tính quy luật. Quá trình này chịu ảnh hưởng của ba nhân tô sinh tử và di dân. Sự di chuyển dân cư là một yếu tố động nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chi phôi khác như những nhân tố kinh tế xã hội và văn hóa. gây ra những tác động khác nhau lên quá trình này. Đây là một hiện tượng xã hội phức tạp. Lý do là đôi vối mỗi cá nhân luôn chịu sự tác động của một quy luật sông bất di bất dịch của tự nhiên sinh ra - bưốc chân vào xã hội và chết đi ra khỏi xã hội đó hay di chuyển sang xã hội khác dưối những hình thức ra đi khác nhau. Trong quá trình hoạt động sông có những cá nhân luôn di chuyển nơi sinh sông cư trú hoạt động lao động của mình. Sự di chuyển của những cá nhân này không chỉ tạo ra mặt động của quá trình dân sô mà nó cũng đem lại những hậu quả kinh tế-xã hội nhất định có những hậu quả đôi khi khó lường trưốc được. Sự di chuyển dân cư luôn là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử và là một hiện tượng nảy sinh mang tính phổ biến trong mọi xã hội. Mỗi dân tộc trong tiến trình lịch sử đều gắn liền vối quá trình di dân được xác định. Điều đó đúng vối mọi quôc gia mọi dân tộc. Hoạt động di chuyển dân cư đã từng tồn tại suôt nhiều thế kỷ và luôn gắn liền vối một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Từ xa xưa trong mỗi giai đoạn lịch sử hoạt động này diễn ra vối những đặc điểm riêng của nó chẳng hạn như sự di chuyển dân cư trong lịch sử luôn gắn liền vối sự mở mang bờ cõi đất đai. . . và hệ quả là tạo nên nét đặc thù riêng cho mỗi xã hội cụ thể. Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam cũng cũng chứng tỏ điều đó nhất là đôi vối tộc người Việt trong vòng hơn mười thế kỷ gần đây 1. Nhận thức đầy đủ về sự chuyển cư trong trong quá khứ cũng như hiện tại là một nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển tri thức khoa học. Nhưng .